Câu hỏi tự luận Công dân 7 chân trời sáng tạo Ôn tập từ bài 1 - bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 1 - bài 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 1 - 3

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG – QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ - HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC

Câu 1: Thế nào là tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

- Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự hào, tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2: Thế nào là truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, ...?

Trả lời:

Truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, ... là truyền thống đáng tự hào, là sợi dây kết nối và đoàn kết người Việt Nam. Dù ở đâu, người Việt cũng sẽ mang theo mình hành trang về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Em hãy kể một vài truyền thống ở quê hương mà em tự hào.

Trả lời:

- Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,…

Câu 4: Em hãy nêu biểu hiện của tự hào truyền thống quê hương.

Trả lời:

- Biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:

+ Tham gia vào các hoạt động đền ơn – đáp nghĩa

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền

+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

+ Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Câu 5: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao?

  1. a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

  2. b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

  3. c) Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì: quê hương là gốc rễ của gia đình, dòng họ. Bởi vậy, tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.

- Ý kiến c) Đổng tình, vì: truyện dân gian và những làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng có của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hoá của địa phương.

Câu 6: Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

Trả lời:

Để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương, em cần:

- Tìm hiểu và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương,…

- Phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 7: Chủ nhật, Phương cùng các bạn trong xóm tham gia lao động ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Phương lấy khăn lau cẩn thận từng tấm bia mộ, nhổ cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ. Bạn thấy biết ơn, kính phục những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Hà tự hứa sẽ học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, phát huy truyền thống yêu nước của quê hương mình. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Hà?

Trả lời:

Suy nghĩ và việc làm của Hà rất đúng, thể hiện sự trân trọng, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu 8: Thảo luận về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, bạn Lân cho rằng học sinh trung học cơ sở chỉ cần chăm ngoan và học thật tốt còn việc giữ gìn truyền thống là của người lớn.

Em hãy viết ra các cách để thay đổi suy nghĩ của bạn Lân

Trả lời:

- Giải thích của Lân hiểu rằng: việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm của mỗi người dân. Là học sinh THCS, chúng ta có thể giữ gìn truyền thống của quê hương bằng nhiều hành động thiết thực, phù hợp, như:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết, giúp đỡ nhau.

+ Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 9: Có ý kiến cho rằng, truyền thống quê hương là những giá trị của mỗi vùng miền địa phương, làm nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Vì vậy, giữ gìn truyền thống, bản sắc quê hương thì chỉ cần giữ gìn những gì mình có, không nên học hỏi, đưa các giá trị, truyền thống của nơi khác đến quê mình.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì: mỗi địa phương, vùng miền trong cả nước đều có những truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Việc chúng ta tiếp thu, học hỏi những truyền thống tốt đẹp của địa phương khác sẽ góp phần giúp:

+ Mỗi người dân thay đổi nhận thức về sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam; hiểu và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.

+ Mỗi người dân có thể tự nhận thức và hành động để khắc phục những mặt còn yếu kém, hạn chế của địa phương.

Câu 10: Em hãy nêu khái niệm của quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Trả lời:

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

- Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó.

- Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 11: Em hãy nêu biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;…

Câu 12: Nêu ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi, gắn bó; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng

Câu 13: Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ, ta cần làm gì?

Trả lời:

- Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần:

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỷ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác

Câu 14: Tại sao cần sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ?

Trả lời:

Vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

Câu 15: Em hãy nêu 5 việc làm không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trả lời:

- Không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

- Trêu ghẹo, cười đùa khi thấy bạn mình gặp chuyện buồn.

- Thấy người gặp nạn không giúp đỡ.

- Né tránh, không tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức.

- Giúp bạn nói dối bố mẹ để đi chơi điện tử.

Câu 16: Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?

Trả lời:

- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tuy những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là các tình huống phức tạp và máy móc cũng không thể thay thế con người trong việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.

+ Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực và sự cô đơn, do đó, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ càng cần thiết.

Câu 17: Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với gia đình như thế nào?

Trả lời:

- Lời nói: Luôn nói lời yêu thương với ông bà, cha mẹ, anh chị em; Nói lời chúc với người thân trong gia đình vào mọi ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật; Luôn hỏi han bố mẹ đi làm có mệt không;...

- Việc làm: Tặng những món quà nhỏ do bản thân tự tay làm cho ông bà, bố mẹ, anh chị em vào những ngày lễ, ngày kỉ niệm; Giúp đỡ mọi người trong gia đình bằng cách làm việc nhà;...

Câu 18: Thế nào là học tập tự giác, tích cực?

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

Câu 19: Nêu những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:

- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn và tự giác.

- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…).

- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

- Lập ra kế hoạch học tập tích cực phù hợp.

- Luôn tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ.

Câu 20: Nêu những biểu hiện của việc học tập không tự giác, tích cực.

Trả lời:

- Không tích cực, không có hứng thú trong học tập

- Lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ

- Ngại khó không tham gia các hoạt động học tập

- Học uể oải, đối phó, sơ sài, qua loa, dựa dẫm vào người khác

- Phải thúc giục mới học...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay