Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 2: Cơ khí (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Cơ khí (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. CƠ KHÍ (PHẦN 3)

Câu 1: Trình bày những thành phần cơ bản của vật liệu kim loại đen.

Trả lời:

Kim loại đen có thành phần chủ yếu là sắt (Fe), carbon (C) cùng một số nguyên tố khác.

Câu 2: Nêu khái niệm đo và vạch dấu.

Trả lời:

Đo và vạch dấu là việc thể hiện hình dạng và kích thước thực tế của sản phẩm lên vật liệu cần gia công.

 

Câu 3: Kể tên một số ngành trong lĩnh vực cơ khí có liên quan đến ngành sản xuất.

Trả lời:

Một số ngành trong lĩnh vực cơ khí có liên quan đến ngành sản xuất là: chế tạo máy công cụ, chế tạo rô bốt, giao thông, vận tải, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sản xuất thiết bị y tế, sản xuất hàng tiêu dùng,...

Câu 4: Nêu ưu điểm của kim loại màu.

Trả lời:

Kim loại màu có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công (kéo dài, dát mỏng, uốn cong), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Câu 5: Khi đo lỗ tròn, làm thế nào để bảo đảm khoảng cách đo được chính là đường kính cần đo?

Trả lời:

Để đảm bảo khoảng cách đo được chính là đường kính cần đo, cần đo bằng thước cặp với thao tác đúng như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị thước và vật cần đo

- Bước 2: Đo kích thước vật cần đo

- Bước 3: Đọc trị số.

Câu 6: Quan sát Hình 6.2, mô tả quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được.

Trả lời:

Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua làm trục giữa quay, đĩa xích quay, kéo dây xích chuyển động, dây xích kéo líp quay cùng bánh xe sau (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc chuyển động như sau:

Lực từ chân người đạp → Bàn đạp → Trục giữa → Đĩa xích → Dây xích → Líp → Bánh xe sau → Xe chuyển động.

 

Câu 7: Chứng minh rằng ngành cơ khí chế tạo điện đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Trả lời:

Điểm sáng lớn nhất của ngành cơ khí là ngành chế tạo thiết bị điện với việc sản xuất thành công máy biến áp 220Kv-250MVA, vận hành an toàn tại trạm 220kV (Thái Nguyên) đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí điện, đóng góp thiết thực có hiệu quả vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời làm đối trọng để các hãng nước ngoài bán sản phẩm vào Việt Nam phải giảm giá từ 20-30% khi đấu thầu tại Việt Nam, góp phần làm giảm nhập siêu cho đất nước.

Câu 8: Các sản phẩm làm từ vật liệu phi kim loại (ghế nhựa, tay cầm của chảo, ống nước, để giày,...) có đặc điểm chung như thế nào?

Trả lời:

Các sản phẩm làm từ vật liệu phi kim loại (ghế nhựa, tay cầm của chảo, ống nước, đế giày,...) có đặc điểm chung: không bị oxy hóa, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít mài mòn.

Câu 9: Mô tả cách cầm đục và cầm búa?

Trả lời:

Cách cầm đục và cầm búa: cầm búa ở tay thuận, tay kia cầm đục, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh.

Câu 10: Quan sát cơ cấu tay quay con trượt ở Hình 6.6, hãy xác định dạng chuyển động của cơ cấu.

Trả lời:

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại hoặc lên xuống trong giá đỡ 4. Tùy vào bộ phận nào đang dẫn động, cơ cấu này sẽ biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

Câu 11: Tại sao cần giữ dũa luôn thăng bằng trong quá trình dũa?

Trả lời:

Nếu trong quá trình dũa mà dũa không được giữ thăng bằng thì bề mặt gia công sẽ không bằng phẳng, không mịn, chỗ thấp chỗ cao, không đạt đúng yêu cầu.

Câu 12: Chất dẻo được chia làm mấy loại và đặc điểm của chúng là gì?

Trả lời:

Chất dẻo được chia làm 2 loại:

- Chất dẻo nhiệt: loại chất dẻo này có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo và có thể tái chế được. Nhiều dụng cụ gia đình được sản xuất từ chất dẻo nhiệt như: rổ, cốc, can, ghế, bình nước,...

- Chất dẻo nhiệt rắn: loại chất dẻo này thường hóa rắn ngay khi được làm nguội từ nhiệt độ gia công. Cùng chất dẻo nhiệt rắn có độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao, được dùng để sản xuất tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, bánh răng,...

 

Câu 13: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí có đặc điểm:

- Kĩ sư cơ khí: thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí.

- Kĩ thuật viên cơ khí: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.

- Thợ cơ khí: thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.

Câu 14: Truyền động xích giống và khác truyền động bánh răng như thế nào?

Trả lời:

  • Giống nhau: Bánh dẫn 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, làm cho bánh bị dẫn 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:
  • Bánh răng hoặc đĩa xích nào có số răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
  • Khi i = 1 bộ truyền giữ nguyên tốc độ, i < 1 bộ truyền giúp tăng tốc độ và khi i > 1 bộ truyền làm giảm tốc.
  • Khác nhau:
  • Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau.

Câu 15: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và chi biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Trả lời:

Tỉ số truyền i là: 50:20=2,5.

Đĩa líp quay nhanh hơn vì có số răng ít hơn.

Câu 16: Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại biến đổi chuyển động nào?

Trả lời:

Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại biến đổi chuyển động sau: cơ cấu quay tay - con trượt; cơ cấu trục vít me - đai ốc; cơ cấu tay quay - thanh lắc.

Câu 17: Trình bày đặc điểm của nghề kĩ thuật viên cơ khí.

Trả lời:

Đặc điểm: Hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.

Câu 18: Em hãy nêu một sản phẩm có ứng dụng một trong các cơ cấu biến đổi chuyển động. Xác định loại cơ cấu biến đổi chuyển động và mô tả nguyên lí làm việc của sản phẩm mà em đã chọn.

Trả lời:

Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay thanh lắc

Khi tay quay (màu vàng) quay xung quanh trục, thông qua thanh truyền (xanh lá) làm thanh lắc (màu đỏ) qua lại quanh trục một góc xác định.

 

Câu 19: Trong quá trình cưa kim loại có thể xảy ra những tai nạn như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

Trả lời:

- Trong quá trình cưa kim loại có thể xảy ra những tai nạn như:

+ Cưa vào tay, chân.

+ Mạt cưa bay vào mắt.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Mặc trang phục bảo hộ lao động.

+ Sử dụng cưa đảm bảo an toàn kĩ thuật.

+ Khi cưa gần đứt phải đẩy nhẹ hơn và đỡ vật để không rơi vào chân.

+ Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạt cưa tránh vào mắt.

Câu 20: - Quan sát Hình 6.8 và liệt kê các bộ truyền động và các cơ cấu biến đổi chuyển động trong máy may đạp chân.

- Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống.

Trả lời:

  1. Các bộ truyền động và các cơ cấu biến đổi chuyển động trong máy may đạp chân:

- Cơ cấu quay tay thanh lắc

- Bộ truyền động đai

- Cơ cấu quay tay thanh trượt

  1. Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống:

- Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

- Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

- Nhờ dây đai, bánh đai lớn quay làm bánh đai nhỏ quay theo dẫn đến trục máy may quay, đầu thanh truyền chuyển động tròn làm cho kim may chuyển động tịnh tiến lên xuống.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay