Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Vẽ kĩ thuật (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT (PHẦN 2)
Câu 1: Tại sao việc sử dụng tỉ lệ đúng trong bản vẽ kỹ thuật lại quan trọng?
Trả lời:
Việc sử dụng tỉ lệ đúng trong bản vẽ kỹ thuật quan trọng vì nó đảm bảo rằng các chi tiết được biểu diễn một cách chính xác và có thể được chế tạo mà không có sai sót về kích thước.
Câu 2: Nêu công dụng của phép chiếu vuông góc.
Trả lời:
Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
Câu 3: : Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ cho tiết.
Trả lời:
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:
- Bước 1: Khung tên
+ Tên gọi chi tiết
+ Vật liệu chế tạo
+ Tỉ lệ bản vẽ
- Bước 2: Hình biểu diễn
+ Tên gọi các hình chiếu
- Bước 3: Kích thước
+ Kích thước chung của chi tiết
+ Kích thước các phần của chi tiết
- Bước 4: Yêu cầu kĩ thuật
+ Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt
Câu 4: Hãy kể tên và nêu ý nghĩa của các loại nét vẽ.
Trả lời:
- Nét liền đậm: vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.
- Nét liền mảnh: vẽ đường kích thước, đường gióng kích thước, đường gạch gạch trên mặt đất.
- Nét đứt mảnh: vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh: vẽ đường tâm, đường trục đối xứng.
Câu 5: Nêu công dụng của phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm.
Trả lời:
Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều, bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.
Câu 6: Trình bày vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Trả lời:
Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:
- Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o.
- Xoay P3 sang phải một góc 90o.
- Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên bề mặt phẳng bản vẽ.
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A.
Câu 7: Khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho một chi tiết máy, bạn cần chú ý đến những yếu tố nào để đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu?
Trả lời:
Khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật, cần chú ý đến khổ giấy, tỉ lệ, loại nét vẽ, chữ viết, và cách ghi kích thước để đảm bảo bản vẽ chính xác và dễ hiểu.
Câu 8: Nêu các hình biểu diễn của bản vẽ nhà.
Trả lời:
- Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.
- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng,... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.
- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khu dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 9: Thế nào là khối tròn xoay.
Trả lời:
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một cạnh cố định (trục quay) của hình. Các khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.
Câu 10: Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ “chung dùng trong kĩ thuật?
Trả lời:
Nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ “chung dùng trong kĩ thuật vì bản vẽ kĩ thuật là công cụ chung trong các giai đoạn kĩ thuật. Từ người thiết kế đến người chế tạo,thực hiện đều dựa vào và hiểu một thứ chung đó là bản vẽ kĩ thuật .Vì vậy bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kĩ thuật.
Câu 11: Khung tên của bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì?
Trả lời:
Khung tên của bản vẽ chi tiết ghi tên gọi chi tiết máy, vật liệu chế tạo, tỉ lệ và ký hiệu bản vẽ, tên cơ sở thiết kế hoặc chế tạo, người vẽ, ngày vẽ,…
Câu 12: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, c và các hình chiếu 1, 2, 3 như hình dưới đây. Hãy đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
Hình chiếu |
Hướng chiếu |
||
A |
B |
C |
|
1 |
|||
2 |
|||
3 |
Trả lời:
Hình chiếu |
Hướng chiếu |
||
A |
B |
C |
|
1 |
X |
||
2 |
X |
||
3 |
X |
Câu 13: Mục đích đọc bản vẽ lắp là gì?
Trả lời:
Mục đích đọc bản vẽ lắp là để hiểu tường tận các nội dung của bản vẽ lắp, hình dung được hình dạng, kết cấu của sản phẩm, vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm để tiến hành công việc lắp ráp hay sử dụng sản phẩm.
Câu 14: Trình bày vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ ba.
Trả lời:
Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:
- Xoay P2 lên trên một góc 90o.
- Xoay P3 sang trái một góc 90o.
- Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên bề mặt phẳng bản vẽ.
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên trái hình chiếu đứng A.
Câu 15: Bản vẽ chi tiết thể hiện nội dung gì?
Trả lời:
Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.
Câu 16: Cho vật thể có các kích thước: chiều dài 80mm, chiều rộng 50mm và chiều cao 60mm. Hình biểu diễn của vật thể có tỉ lệ là 1:5. Độ dài các kích thước tương ứng đo được trên hình biểu diễn của vật thể là bao nhiêu?
Trả lời:
Độ dài các kích thước tương ứng đo được trên hình biểu diễn của vật thể là:
- Chiều dài: 16mm.
- Chiều rộng: 10mm.
- Chiều cao: 12mm.
Câu 17: Người kĩ sư dựa trên cơ sở nào để kiểm tra chi tiết máy?
Trả lời:
Người kĩ sư kiểm tra chi tiết máy căn cứ vào kích thước ghi trên bản vẽ.
Câu 18: Trình bày những thông tin của sản phẩm dưới đây?
Trả lời:
Hình vẽ trình bày mặt bằng tầng 1 của ngôi nhà gồm có: phòng ngủ 1, bếp ăn, phòng khách, gara, bậc thang, nhà wc cùng với kích thước từng khu vực.
Câu 19: Hãy đề xuất một cải tiến trong cách trình bày bản vẽ kỹ thuật để giúp người đọc dễ dàng hiểu và thực hiện hơn.
Trả lời:
Một cải tiến có thể là việc sử dụng màu sắc và biểu tượng đồ họa để phân biệt các loại nét vẽ và kích thước, giúp người đọc dễ dàng nhận biết và hiểu các phần khác nhau của bản vẽ.
Câu 20: So sánh nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Khung tên
+ Hình biểu diễn
+ Kích thước
- Khác nhau:
Bản vẽ chi tiết |
Bản vẽ lắp |
Yêu cầu kĩ thuật |
Không nêu yêu cầu kĩ thuật |
Không có bảng kê |
Bảng kê |
Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp |
Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy |