Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 12: NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN

(15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Kể tên một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Trả lời:

Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện là: kĩ sư điện, kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ điện,...

Câu 2: Hãy nêu một số yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Trả lời:

Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:

- Làm việc trên cao.

- Làm việc kĩ có điện.

- Làm việc có độ chính xác cao.

- Làm việc theo nhóm.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nêu đặc điểm của một số ngành nghề (kĩ sư điện, kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ điện) trong lĩnh vực kĩ thuật điện.

Trả lời:

- Kĩ sư điện: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện.

- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa linh kiện, thiết bị điện tử.

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.

- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện.

Câu 2: Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu gì về phẩm chất?

Trả lời:

Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất:

- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.

- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.

- Có sức khỏe tốt và không sợ độ cao.

Câu 3: Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu gì về năng lực?

Trả lời:

Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu về năng lực:

- Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí làm việc.

- Có kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.

Câu 4: Nêu năng lực cần có của một kĩ sư điện, kĩ sư điện tử.

Trả lời:

Đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử cần có năng lực: tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.

Câu 5: Nêu năng lực cần có của một kĩ thuật viên kĩ thuật điện.

Trả lời:

Đối với kĩ thuật viên kĩ thuật điện cần có năng lực: kĩ năng quản lí, giảm sút để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.

Câu 6: Nêu năng lực cần có của một thợ điện.

Trả lời:

Đối với thợ điện cần có năng lực: nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số công ty, xí nghiệp, nhà máy có sử dụng lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.

Trả lời:

Một số công ty, xí nghiệp, nhà máy có sử dụng lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện:

- Công ty sumidenso Việt Nam.

- Công ty điện lực.

- Công ty samsung.

Câu 2: Kể tên trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở địa phương có đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.

Trả lời:

Trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở địa phương có đào tạo ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện:

- Trường đại học Hải Dương.

- Trường cao đẳng Nam Sách.

- Trường đại học Sao Đỏ.

- Trường đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh.

Câu 3: Nêu những trang thiết bị bảo hộ cần có của một thợ điện.

Trả lời:

Những trang thiết bị bảo hệ cần có của một thợ điện là:

- Mũ/nón bảo hộ ngành điện.

- Kính bảo hộ cho thợ điện.

- Găng tay thợ điện.

- Giày cách điện.

- Quần áo bảo hộ.

- Dây đai an toàn cho thợ điện.

- Khóa điện.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Hãy tìm hiểu và cho biết, vì sao nên học ngành kĩ thuật điện.

Trả lời:

Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điện đã trở thành lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của các quốc gia. Ngành kỹ thuật điện đem đến cho bạn những giá trị sau:

- Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ liên quan đến điện: Ngành kỹ thuật điện cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến nâng cao về điện ở mức độ vĩ mô, cũng như các kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có đủ năng lực hành nghề, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điện sau khi tốt nghiệp.

- Khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với kỹ thuật, công nghệ: Ngày nay, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi không ngừng của thế giới khoa học, công nghệ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện sẽ trang bị cho bạn kỹ năng này một cách toàn diện.

- Cơ hội việc làm rộng mở: Với sự thiết yếu của điện năng trong đời sống, nhu cầu cho nguồn nhân lực có thể thực hành các nghiệp vụ liên quan đến điện là vô cùng lớn. Vì vậy nên cơ hội việc làm cho các cử nhân ngành kỹ thuật điện là vô cùng tiềm năng và rộng mở.

Câu 2: Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành kĩ thuật điện.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Cơ hội việc làm rộng mở.

+ Mức lương cao.

- Khó khăn:

+ Dễ gặp tai nạn lao động.

+ Thường xuyên phải làm việc ngoài trời trong thời tiết khắc nghiệt.

+ Không có quy tắc thời gian làm việc cụ thể.

Câu 3: Hãy mô tả công việc nhân viên kĩ thuật điện.

Trả lời:

- Lắp đặt hệ thống điện theo yêu cầu:

+ Chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống điện theo thiết kế của dự án và công trình xây dựng.

+ Tiến hành thi công, di dời và cải tạo hệ thống điện theo yêu cầu của chủ nhà, chủ đầu tư.

- Giám sát quá trình vận hành hệ thống:

+ Trực tiếp quản lý và giám sát quá trình vận hành hệ thống điện đảm bảo đúng quy trình.

+ Thực hiện kiểm tra lịch bật/tắt các thiết bị hệ thống điện.

+ Thường xuyên kiểm tra chỉ số điện và tình trạng hoạt động của hệ thống điện đảm bảo không xảy ra sự cố bất thường xảy ra.

+ Thực hiện kiểm tra đúng lịch phân công sẵn sàng xử lý khi có sự cố.

- Sửa chữa và khắc phục sự cố:

+ Nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng quy trình xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra như: mất điện, chập điện, cháy nổ, rò rỉ khí,…

+ Tiếp nhận những kiến nghị và yêu cầu sửa chữa hệ thống điện các thiết bị dân dụng và tiến hành khắc phục không làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt.

- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống:

+ Sắp xếp kế hoạch bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện, các thiết bị điện và trình lên cấp trên phê duyệt và cho ý kiến thực hiện.

+ Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng theo đúng như kế hoạch đã được duyệt để đảm bảo hệ thống điện luôn hoạt động đúng quy trình và an toàn.

Câu 4: Liên hệ với bản thân và cho biết em có phù hợp với ngành nghề lĩnh vực kĩ thuật điện không? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Bản thân em phù hợp với ngành nghề kĩ thuật viên kĩ thuật điện vì:

- Em thích nghiên cứu, thiết kế về thiết bị điện.

- Em thích tìm tòi, khám phá, lắp ráp những mô hình về điện.

=> Giáo án Công nghệ 8 chân trời Bài 12: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay