Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Bản vẽ kĩ thuật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công nghệ 8 chân trời sáng tạo

BÀI 3: BẢN VẼ KĨ THUẬT

(17 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Người kĩ sư dựa trên cơ sở nào để kiểm tra chi tiết máy?

Trả lời:

Người kĩ sư kiểm tra chi tiết máy căn cứ vào kích thước ghi trên bản vẽ.

Câu 2: Bản vẽ chi tiết thể hiện nội dung gì?

Trả lời:

Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.

Câu 3: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ cho tiết.

Trả lời:

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

- Bước 1: Khung tên

+ Tên gọi chi tiết

+ Vật liệu chế tạo

+ Tỉ lệ bản vẽ

- Bước 2: Hình biểu diễn

+ Tên gọi các hình chiếu

- Bước 3: Kích thước

+ Kích thước chung của chi tiết

+ Kích thước các phần của chi tiết

- Bước 4: Yêu cầu kĩ thuật

+ Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt

Câu 4: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.

Trả lời:

- Bước 1: Khung tên

+ Tên gọi sản phẩm

+ Tỉ lệ bản vẽ

- Bước 2: Bảng kê

+ Tên gọi, số lượng, vật liệu của chi tiết

- Bước 3: Hình biểu diễn

+ Tên gọi các hình chiếu

- Bước 4: Kích thước

+ Kích thước chung

+ Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết

+ Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết

- Bước 5: Phân tích chi tiết

+ Vị trí của các chi tiết

- Bước 6: Tổng hợp

+ Trình tự tháo , lắp các chi tiết

+ Công dụng của sản phẩm

Câu 5: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ nhà ở.

Trả lời:

- Bước 1: Khung tên

+ Tên của ngôi nhà

+ Tỉ lệ bản vẽ

- Bước 2: Hình biểu diễn

+ Tên gọi các hình biểu diễn

- Bước 3: Kích thước

+ Kích thước chung

+ Kích thước từng bộ phận

- Bước 4: Các bộ phận chính

+ Số phòng

+ Sổ cửa đi và cửa sổ

+ Các bộ phận khác

Câu 6: Nêu công dụng của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.

Trả lời:

- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công vận hành.

- Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết sản phẩm.

Câu 7: Khung tên của bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Khung tên của bản vẽ chi tiết ghi tên gọi chi tiết máy, vật liệu chế tạo, tỉ lệ và ký hiệu bản vẽ, tên cơ sở thiết kế hoặc chế tạo, người vẽ, ngày vẽ,…

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết.

Trả lời:

Trong bản vẽ chi tiết thường có các nội dung sau:

- Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu thể hiện hình dạng của chi tiết hoặc vật thể.

- Kích thước: các kích thước thể hiện độ lớn của chi tiết.

- Yêu cầu kĩ thuật: gồm chỉ dẫn về việc gia công, xử lí bề mặt,...

- Khung tên: gồm tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế (chế tạo).

Câu 2: Trình bày nội dung bản vẽ lắp.

Trả lời:

Trong bản vẽ lắp thường có các nội dung sau:

- Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu diễn tả đầy đủ hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết lắp ráp với nhau.

- Kích thước: gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

- Bảng kê: gồm số thứ tự các chi tiết, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu,...

- Khung tên: gồm tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế (chế tạo).

Câu 3: Trình bày nội dung bản vẽ nhà.

Trả lời:

Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà; được dùng để thi công xây dựng ngôi nhà.

Câu 4: Nêu các hình biểu diễn của bản vẽ nhà.

Trả lời:

- Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà  được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng,... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.

- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khu dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: So sánh nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Khung tên

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

- Khách nhau:

Bản vẽ chi tiết

Bản vẽ lắp

Yêu cầu kĩ thuật

Không nêu yêu cầu kĩ thuật

Không có bảng kê

Bảng kê

Bản vẽ chi tiết là một trong các thành phần để xây dựng lên bản vẽ lắp

Nhờ các chi tiết lắp ghép với nhau tạo nên một bộ phận máy hoặc máy

Câu 2: Mặt bằng và mặt cắt của bản vẽ nhà có các mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?

Trả lời:

- Mặt bằng có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nền nhà.

- Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu chiếu đứng hoặc chiếu cạnh.

Câu 3: Mục đích đọc bản vẽ lắp là gì?

Trả lời:

Mục đích đọc bản vẽ lắp là để hiểu tường tận các nội dung của bản vẽ lắp, hình dung được hình dạng, kết cấu của sản phẩm, vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm để tiến hành công việc lắp ráp hay sử dụng sản phẩm.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đọc bản vẽ dưới đây.

Trả lời:

Trình tự đọc

Nội dung cần tìm hiểu

Bản vẽ vòng đai

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Vật liệu

- Tỉ lệ

- Vòng đai

- Thép

- 1:2

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Vị trí hình cắt

- Hình chiếu bằng

- Hình cắt ở hình chiếu đứng

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết

- Kích thước các phần chi tiết

- Chiều dài 140, chiều rộng 50, R39

- Bán kính vòng trong R25

- Chiều dày 10

- Khoảng cách 2 lỗ 110

- Đường kính 2 lỗ Φ 12

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công

- Xử lý bề mặt

- Làm từ cạnh

- Mạ kẽm

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết

- Công dụng của chi tiết

- Phần giữa chi tiết là nửa hình ống trụ, hai bên hình hộp chữ nhật có lỗ tròn

- Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác

Câu 2: Đọc bản vẽ dưới đây.

Trả lời:

Trình tự đọc

Nội dung cần tìm hiểu

Bản vẽ vòng đai

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Tỉ lệ

- Bộ ròng rọc

- 1:2

2. Bảng kê

- Tên gọi hình chiếu

- Giá (1)

- Móc treo (1)  

- Trục (1)

- Bánh ròng rọc (1)

3. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu, hình cắt (1)

- Hình chiếu cạnh

- Hình chiếu đứng có cắt cục bộ

4. Kích thước

- Kích thước chung

- Kích thước chi tiết

- Chiều cao 100

- Chiều rộng 40

- Chiều dài 75

- Bánh ròng rọc có đường kính rãnh Φ 60

5. Phân tích chi tiét

- Vị trí của các chi tiết

- Tô màu cho các chi tiết

6. Tổng hợp

- Trình tự tháo, lắp

- Công dụng của sản phẩm

- Tháo cụm chi tiết 2-1 sau đó tháo cụm 3-4 và tháo từng chi tiết ra

- Lắp cụm 3-4 sau đó lắp cụm 1-2

- Nâng vật lên cao dễ dàng hơn

Câu 3: Đọc bản vẽ dưới đây.

Trả lời:

Trình tự đọc

Nội dung cần tìm hiểu

Bản vẽ nhà ở

1. Khung tên

- Tên gọi ngôi nhà

- Tỉ lệ bản vẽ

- Nhà ở

- 1:100

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Tên gọi mặt cắt

- Mặt đứng

- Mặt cắt A-A, mặt bằng

3. Kích thước

- Kích thước chung

- Kích thước từng bộ phận

- 10200, 6000, 5900

- Phòng sinh hoạt chung: 3000x4500

- Phòng ngủ: 3000x3000

- Hiên: 1500x3000

- Khu (bếp, tắm, xí): 3000x3000

- Nền: 800

- Tường: 2900

- Mái cao: 2200

4. Các bộ phận

- Số phòng

- Số cửa đi và cửa sổ

- Các bộ phận khác

- 3 phòng

- 3 cửa đi và 9 cửa sổ đơn

- Hiên có lan can và khu phụ

 

 

 

=> Giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay