Câu hỏi tự luận Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
CHƯƠNG 1: CƠ KHÍ CHẾ TẠO
BÀI 2: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ CHẾ TẠO
( 11 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Thiết kế sản phẩm cơ khí là gì?
Trả lời:
- Thiết kế sản phẩm cơ khí là việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế, tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra
Câu 2: Lấy ví dụ về thiết kế sản phẩm cơ khí?
Trả lời:
Ví dụ: xác định hình dáng kết cấu, tính toán kích thước, thông số kĩ thuật, lựa chọn vật liệu,… Của các trục của một hộp giảm tốc trong bộ truyền động
Câu 3: Người thiết kế sản phẩm cơ khí cần có kiến thức gì?
Trả lời:
- Người thực hiện nhóm công việc thiết kế này phải có các kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết; am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí như tính toán thiết kế, gia công cơ khí; biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng, có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy
Câu 4: Thiết kế sản phẩm cơ khí thường sử dụng phần mềm nào?
Trả lời:
- Có thể sử dụng phần mềm 3D Solidworks, Microsoft PowerPoint, AutoCAD, Draftsignt,…
2. THÔNG HIỂU ( 4 câu)
Câu 1: Gia công cơ khí là gì?
Trả lời:
- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí. Đó là việc sử dụng các máy, công cụ, công nghệ và áp dụng các nghuyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.
Câu 2: Kể tên một số phương pháp gia công cơ khí hiện nay?
Trả lời:
- Hiện nay có nhiều phương pháp gia công cơ khí khác nhau như: đúc, hàn, rèn, khaon, tiện, phay, cắt laser… Tuỳ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm mà người ta sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp gia công khác nhau.
Câu 3: Lắp ráp sản phẩm cơ khí là gì?
Trả lời:
- Lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
Câu 4: Kể tên một số ngành nghề thực hiện nhóm công việc gia công cơ khí?
Trả lời:
- Các nghề thực hiện nhóm công việc này gồm thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn dập… hoặc các nghề thợ phù hợp và thường làm việc ở các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu…
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Người thực hiện gia công cơ khí cần có kiến thức nào?
Trả lời:
- Nhóm công việc gia công cơ khí đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và kinh nghiệm trong sử dụng các máy công cụ thông dụng; vận hành và điều chỉnh máy công cụ điều khiển số CNC; chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo, đổ gá và các trang bị công nghệ; tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản suất trên các loại máy công cụ thông dụng và trên các máy công cụ điều khiển số CNC; máy cắt dây…
Câu 2: Nhóm công việc lắp ráp các sản phẩm cơ khí đòi hỏi người thực hiện phải làm gì?
Trả lời:
- Nhóm công việc lắp ráp các sản phẩm cơ khí đòi hỏi người thực hiện phải căn cứ vào bản vẽ lắp sản phẩm để thiết kế quy trình công nghệ lắp hợp lí và tìm ra các biện pháp kĩ thuật để lắp ráp nhằm đảm bảo các yêu cầu: kĩ thuật của sản phẩm; nâng cao năng suất góp phần hạ giá thành sản phẩm
4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)
Câu 1: Kiến thức cần có của người bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là gì?
Trả lời:
- Người thực hiện nhóm công việc này phải có hiểu biết về nguyên lí hoạt động của các thiết bị cơ khí; có kiến thức chuyên sâu về tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh, chẩn đoán và xử lí hư hỏng các thiết bị cơ khí
Câu 2: Kể tên các nghề nghiệp thực hiện nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí?
Trả lời:
- Các nghề thực hiện nhóm công việc này gồm: kĩ sư, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ thường làm việc ở phòng kĩ thuật các các cơ sở sản xuất cơ khí; làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, máy công cụ, máy CNC