Câu hỏi tự luận Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Một số phương pháp gia công cơ khí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức.

BÀI 8. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1. Thế nào là phương pháp gia công đúc? Kể tên các phương pháp đúc.

Trả lời:

- Đúc là rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

- Các phương pháp đúc:

  • Đúc trong khuôn cát
  • Đúc trong khuôn mẫu chảy
  • Đúc áp lực.
  • Đúc li tâm
  • Đúc liên tục…

Câu 2. Trình bày quá trình đúc gang trong khuôn cát?

Trả lời:

- Bước 1: Chuẩn bị:

  • Mẫu và vật liệu làm khuôn
  • Vật liệu nấu

- Bước 2: Làm khuôn và nấu chảy vật liệu.

- Bước 3: Rót vật liệu lỏng vừa nấu vào khuôn đúc.

- Bước 4: Đợi vật liệu nguội, dở khuôn -> Sản phẩm đúc.

Câu 3. Có thể sử dụng phương pháp gia công đúc cho những đồ vật như thế nào?

Trả lời:

Phương pháp gia công đúc có thể thực hiện với các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp…

Câu 4. Thế nào là phương pháp gia công hàn? Kể tên các phương pháp hàn.

Trả lời:

- Hàn là các phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nổi đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

- Các phương pháp hàn phổ biến: Hàn hồ quang và hàn hơi.

Câu 5. Để thực hiện được phương pháp hàn hơi cần phải có những dụng cụ nào?

Trả lời:

Những dụng cụ để thực hiện phương pháp hàn hơi gồm:

  • Mỏ hàn
  • Que hàn
  • Vật hàn
  • Ống dẫn khí oxygen
  • Ống dẫn khí đốt.

Câu 6. Quan sát hình dưới đây và nêu tên các kiểu tạo mối hàn:

Trả lời:

(1) Liên kết chồng              (2) Liên kết chữ T

(3) Liên kết gấp mép          (4) Liên kết giáp mối

(5) Liên kết góc

Câu 7. Thế nào là phương pháp gia công khoan? Điền tên các bộ phận của máy khoan đúng trong hình dưới đây?

Trả lời:

(a) Tay quay             (b) Nút điều khiển

(c) Mũi khoan           (d) Bàn làm việc              (e) Chân đế

Câu 8. Kể tên các chế độ cắt gọt khi thực hiện phương pháp gia công tiện và phay.

Trả lời:

Chế độ cắt khi tiện:

  • Vận tốc cắt (m/phút)
  • Chạy dao ngang (mm/vòng)
  • Chạy dao dọc (mm/vòng)
  • Chạy dao chéo (mm/vòng)

Chế độ cắt khi phay:

  • Tốc độ cắt V (m/phút)
  • Chiều sâu cắt t (mm)
  • Lượng chạy dao S (m/phút)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1. Em hãy phân biệt phương pháp hàn hồ quang và hàn hơi. Nêu đặc điểm vượt trội của phương pháp đó.

Trả lời:

+ Hàn hồ quang: gia công dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại tại vị trí hàn để tạo thành mối hàn. Ưu điểm: phù hợp với hầu hết các kim loại, thiết bị đơn giản, cơ động.

+ Hàn hơi: gia công dùng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí với oxygen để làm nóng chảy vật liệu tại vị trí hàn tạo thành mối hàn. Ưu điểm: gia công được các sản phẩm mỏng, nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 2: So sánh phương pháp đúc trong khuôn cát với đúc trong khuôn kim loại

Trả lời:

- Giống nhau: khả năng tạo hình sản phẩm bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào.

- Khác nhau:

 

Đúc khuôn cát

Đúc khuôn kim loại

Năng suất

Thấp

Cao

Chất lượng sản phẩm

Thấp

Cao

Nguyên liệu làm khuôn

Cát

Kim loại

Tái sử dụng khuôn

Không

Kích thước sản phẩm

Gia công được sản phẩm kích thước lớn

Hạn chế sản phẩm kích thước lớn

Câu 3. Nối tên máy khoan phù hợp tương ứng với các hình sau đây

(Máy khoan cầm tay, máy khoan cần, máy khoan đứng, máy khoan bàn)

             

       Hình 1                            Hình 2                    Hình 3                    Hình 4

Trả lời:

  • Hình 1: Máy khoan cần
  • Hình 2: Máy khoan cầm tay
  • Hình 3: Máy khoan đứng
  • Hình 4: Máy khoan bàn

Câu 4. Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiện và phương pháp phay?

Trả lời:

Nội dung

Phương pháp tiện

Phương pháp phay

Ưu điểm

thời gian gia công ngắn, dễ thao tác, độ chính xác cao,...

tuổi thọ của dao phay cao, có thể gia công tạo hình được nhiều dạng bề mặt,…

Nhược điểm

quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,...

năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng,...

III. VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Tìm hiểu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp phay, tiện, khoan trong sản xuất.

Trả lời:

- Phương pháp phay: Chấu kẹp, khớp nối, trục then hoa,…

- Phương pháp tiện: Trục vít, trục bậc, bạc lót,…

- Phương pháp khoan: Mặt bích, đĩa phanh xe máy, vỏ máy,…

Câu 2. Để thiết kế một cánh cổng bằng sắt, em sẽ lựa chọn máy và phương pháp gia công như thế nào?

Trả lời:

Thiết kế cổng sắt ta có thể sử dụng:

Máy hàn – thực hiện phương pháp hàn

Máy khoan – thực hiện phương pháp khoan.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay