Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG (PHẦN 2)
Câu 1: Những bộ phận nào thường được dùng nhân giống của cây trồng trong nông, lâm nghiệp?
Trả lời:
Vật liệu nhân giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp có thể là hạt, củ, thân, lá, rễ, tế bào thực vật,...
Câu 2: Cần tác động lên những yếu tố nào để tạo ra một giống cây trồng mới?
Trả lời:
Để tạo ra một giống cây trồng mới cần tác động vào gen và môi trường.
- Nguồn gen là tập hợp các biến thể di truyền có trong loài cây trồng đó. Nguồn gen càng phong phú thì khả năng tạo ra các giống cây trồng mới càng cao. Nguồn gen có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau như giống bản địa, giống nhập nội, giống lai tạo,...
- Các điều kiện môi trường: Các điều kiện môi trường như đất đai, khí hậu, sâu bệnh,... có ảnh hưởng lớn đến quá trình chọn tạo giống cây trồng. Để tạo ra các giống cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thực tế, cần lưu ý đến các điều kiện môi trường này trong quá trình chọn tạo.
Ngoài ra còn có thể tác động thông qua cách lai tạo các giống cây trồng.
Câu 3: Liệt kê những giống cây kháng bệnh, chịu hạn mà em biết?
Trả lời:
Một số giống cây kháng bệnh, chịu hạn: giống lúa OM5451; giống lạc LDH.10; giống ngô nếp lai đơn VN556; giống ngô đường lai đơn 20 (ĐL20); giống cà chua lai HT25; giống táo má hồng; giống đậu tương DT84 ...
Câu 4: Nêu cách tiến hành phương pháp chọn lọc hỗn hợp?
Trả lời:
Vụ I: Chọn những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra (cá thể màu xanh lam) từ ruộng giống gốc.
Vụ II, III: Trộn hạt của tất cả cá thể đã chọn ở vụ I để gieo trồng và so sánh với các giống đối chứng và giống gốc.
Giống chọn lọc phải có tiêu chí vượt trội so với giống gốc, bằng hoặc vượt trội so với giống đối chứng. Nếu kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì tiếp tục chọn lọc như vụ II cho đến khi đạt mục tiêu chọn giống.
Câu 5: Nêu cách tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể?
Trả lời:
Vụ I: Chọn và để riêng những cá thể mang các tính trạng đúng theo yêu cầu đặt ra (cá thể màu xanh lam) từ ruộng giống gốc.
Vụ II trở đi: Gieo trồng riêng rẽ cá thể đã chọn ở vụ I và tiếp tục chọn đến khi đạt mục tiêu chọn giống; có thể hỗn hợp các cá thể hoặc để riêng. Tiến hành so sánh giống chọn lọc với các giống đối chứng và giống gốc ở vụ sau.
Giống chọn lọc phải có tiêu chí vượt trội so với giống gốc, bằng hoặc vượt trội so với giống đối chứng. Nếu kém hơn giống gốc và giống đối chứng thì tiếp tục chọn lọc như vụ II cho đến khi đạt mục tiêu chọn giống.
Câu 6: Các phương pháp chọn giống cây trồng có ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Phương pháp chọn lọc hỗn hợp |
Phương pháp chọn cá thể hợp |
Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học |
|
Ưu điểm |
nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện |
tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống |
rút ngắn thời gian chọn được giống cây trồng sạch bệnh |
Nhược điểm |
không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc |
tốn nhiều thời gian và diện tích đất |
chi phí cao |
Câu 7: Các phương pháp tạo giống cây trồng có ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Phương pháp lai hữu tính |
Phương pháp tạo giống cây trồng đột biến |
Phương pháp đa bội thể |
Phương pháp chuyển gen |
|
Ưu điểm |
dễ thực hiện, đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao |
tạo ra nguồn biến dị rất phong phú và nhanh tạo ra giống mới. |
có thể tạo ra giống cây trồng có năng suất cao; sức sống cao; tính thích ứng rộng; có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi. |
nhanh đạt được mục đích chọn giống |
Nhược điểm |
tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn. |
tỉ lệ biến dị có lợi thấp (khoảng 1/10.000). |
tỉ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính. |
kỹ thuật cao và thiết bị phức tạp |
Câu 8: Tạo giống cây bằng phương pháp lai hữu tính nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Trong lai xa như lai khác loài, lai giữa loài hoang dại và loài trồng trọt, các phôi hình thành yếu hoặc khó kết hạt nên công nghệ nuôi cấy mô tế bào được dùng để cứu phôi và nhân số lượng cây.
Câu 9: Nêu các bước tạo giống cây trồng đột biến?
Trả lời:
Dùng một tác nhân như tia phóng xạ, chất hoá học,... tác động làm thay đổi cấu trúc hoá học của DNA trong tế bào của lá, hạt, mô gây ra đột biến gen, kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mang các tính trạng đột biến có tính bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.
Câu 10: Thực hiện tạo giống bằng phương pháp chuyển gen thông qua các công cụ nào?
Trả lời:
Các công cụ chuyển gen như: vi khuẩn, súng bắn gen, plasmid.
Ngô, bông,... được chuyển gen kháng một số sâu bộ cánh vảy.
Ngô, đậu tương, bông và cải dầu,... được chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glufosinate-ammonium.
Câu 11: Nêu các đối tượng ứng dụng các phương pháp chọn giống cây trồng mà em biết?
Trả lời:
Phương pháp chọn lọc hỗn hợp |
Phương pháp chọn lọc cá thể |
Phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học |
thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn. |
thường áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính. |
thường được áp dụng trên các loại cây nhân giống vô tính như khoai tây, dâu tây, cam, quýt, chuối,… |
Câu 12: Những tác nhân nào gây đột biến ở cây trồng?
Trả lời:
Tác nhân gây đột biến: vật lý (tia bức xạ gamma từ nguồn Co-60, tia X, tia phóng xạ alpha, beta); chất hoá học (Ethylenimine, N-Nitroso N-methylurea, Dimethyl sulfate, Sodium azide,...).
Câu 13: Lấy ví dụ về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
Trả lời:
Chọn giống chuối có năng suất và chất lượng cao → Giám định bệnh
TH 1: Nhiễm bệnh → Loại
TH 2: Sạch bệnh → Chọn làm cây mẹ → Tách thân chuối con → Tách đỉnh sinh trưởng → Nhân nhanh và nuôi thành cây chuối giống hoàn chỉnh
Câu 14: Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?
Trả lời:
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có thể nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.
- Bước 1: Chọn mẫu lá
- Bước 2: Sau 0,5 tháng tiến hành tạo mẫu lá sạch
- Bước 3: Sau 4 tháng tiến hành tạo, nhân mô sẹo
- Bước 4: Sau 4,5 tháng tiến hành tái sinh phôi
- Bước 5: Sau 2,5 tháng tiến hành tái sinh phôi thành cây
- Bước 6: Sau 2,5 tháng tiến hành tạo cây hoàn chỉnh
Câu 15: Trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính?
Trả lời:
Giâm cành |
Chiết cành |
Ghép cây |
Ứng dụng công nghệ sinh học |
|
Ưu điểm |
hệ số nhân giống cao; dễ thực hiện |
cây chiết cành sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn. |
cây ghép có bộ rễ khoẻ, thích nghi điều kiện ngoại cảnh địa phương nên cây có sức sinh trưởng mạnh |
tạo ra cây sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn. |
Nhược điểm |
bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều lần, dễ lây lan bệnh hại |
tương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơn |
sức tiếp hợp giữa gốc ghép và cành ghép kém sẽ ảnh hưởng đến cây ghép, đòi hỏi kỹ thuật cao. |
đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư lớn, thời gian dài. |
Phạm vi áp dụng |
thường áp dụng cho những cây dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạt |
thường áp dụng cho những cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt. |
áp dụng cho hầu hết các nhóm cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm và một số loại rau. |
áp dụng cho cây cần tạo cây giống sạch bệnh hoặc khả năng nhân giống bằng phương pháp khác kém hiệu quả như cây khoai tây, chuối, dâu tây, hoa lan,... |
Câu 16: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp nhân giống hữu tính?
Trả lời:
Để đảm bảo chất lượng hạt giống sau khi nhân, cần tiến hành chọn lọc thường xuyên để loại bỏ cây xấu, cây lẫn giống.
Câu 17: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp giâm cành?
Trả lời:
Khi sử dụng phương pháp giâm cành, nên giâm trong nhà mái che, giữ ẩm thường xuyên, giảm cường độ ánh sáng. Giá thể giâm cành thường sử dụng: cát, than bùn. Cần cắt cành giâm vát một góc 30° so với cành để diện tích tạo mô sẹo lớn, thuận lợi ra nhiều rễ. Cành giâm nên cằm sát nhau để giữ ẩm đều.
Câu 18: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp chiết cành?
Trả lời:
Khi sử dụng phương pháp chiết cành, để tăng tỉ lệ cây ra rễ, cành chiết phải cạo sạch tượng tầng, phơi 1 – 2 ngày mới tiến hành bôi chất kích thích ra rễ và bọc bằng giá thể ẩm.
Câu 19: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp ghép?
Trả lời:
Khi sử dụng phương pháp ghép, có thể ghép mắt hoặc đoạn cành lên gốc ghép cùng loài hay khác loài. Nên chọn cây gốc ghép tiếp hợp tốt với ngọn ghép, có bộ rễ khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương.
Câu 20: Phân tích sự khác nhau giữa giâm cành và chiết cành?
Trả lời:
Đặc điểm |
Giâm cành |
Chiết cành |
Nguyên tắc |
Tạo ra rễ trên cành |
Tạo ra rễ trên vết thương trên thân |
Thời gian thực hiện |
Bất kỳ thời gian nào trong năm |
Mùa xuân hoặc mùa hè |
Chuẩn bị |
Cắt cành có kích thước phù hợp |
Tạo vết thương trên thân cây |
Chăm sóc |
Giữ ẩm cho cành giâm |
Giữ ẩm cho vết thương |
Khả năng thành công |
Tùy thuộc vào loại cây |
Tùy thuộc vào loại cây và thời tiết |
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng