Câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
BÀI 2 : TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC
(16 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1. Em hãy cho biết một vài nét đa dạng về văn hóa của các dân tộc?
Trả lời:
Những nét độc đáo về văn hóa của các quốc gia trên thế giới:
- Tán thưởng kiểu Đức: Tại Đức, khi một buổi học hoặc một cuộc họp kết thúc thành công, thay vì vỗ tay thì mọi người sẽ gõ bàn để tán thưởng. Còn tại những buổi kịch hay hòa nhạc, người Đức sẽ chọn cách nâng cốc (thường là bia) để chúc mừng, khen ngợi.
- Cách chào ở Tây Ban Nha: Ở Tây Ban Nha, việc hôn vào hai bên má là một hành động mang nghĩa là “xin chào!”, một hành động hết sức bình thường ở nơi đây.
- Tráng miệng kiểu Pháp: Người Pháp rất thích thưởng thức một đĩa phô mai kèm với rượu vang đỏ sau mỗi bữa ăn.
- Ăn kiểu Châu Á: Húp xì xụp một bát canh, bát súp là dấu hiệu cho thấy sự tán thưởng, đánh giá cao tài nghệ nấu ăn của người đầu bếp ở Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
Câu 2. Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác? Nêu các biểu hiện của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác?
Trả lời
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán... của các dân tộc; luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình; phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
- Biêu hiện của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác: tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ: thừa nhận và học hỏi những tinh hoa, văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ.
Câu 3. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác có ý nghĩa gì? Học sinh cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác như thế nào?
Trả lời
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.
- Học sinh cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác:
+ Biết học hỏi, tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác qua học tập các môn học có liên quan trong nhà trường; qua đọc sách báo, tài liệu, xem phim ảnh, tivi; qua các hoạt động giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế...
+ Tôn trọng trang phục, ngôn ngữ, bản sắc, phong tục của các dân tộc khác; không kì thị, chế giễu, định kiến với những dân tộc, nền văn hóa khác...
Câu 4. Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới như thế nào qua các thông tin trong SHS?
Trả lời
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:
+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;
+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 5. Em hãy nêu 4 việc làm thể hiện sự tôn trọng các dân tộc khác?
Trả lời
- Niềm nở, tự tin khi tiếp xúc với người dân tộc khác.
- Tôn trọng các phong tục, tập quán của họ.
- Không kì thị các dân tộc khác màu da, ngôn ngữ.
- Luôn tôn trọng các nước khác dù họ giàu hay nghèo.
- THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1. Chúng ta có cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác hay không? Vì sao?
Trả lời
+ Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.
+ Chúng ta cần kiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nên văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bên cạnh việc học hỏi các dân tộc, chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào chính đáng của mình.
- Bởi vì:
+ Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.
+ Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học – kĩ thuật.
+ Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa của các dân tộc khác.
Câu 2. Đối với nước ta hiện nay việc mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới là rất cần thiết, tại sao? Trong khi mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta tôn trọng theo những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc đó có tác dụng gì?
Trả lời
* Sự cần thiết mở rộng hợp tác:
- Hoàn cảnh nước ta: Đi lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh.
- Ý nghĩa:
+ Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta.
+ Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí...
+ Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc.
* Nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực.
+ Bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hoà bình.
+ Phản đối âm mưu, hành động gây xức ép cường quyền.
* Tác dụng:
+ Giúp nước ta phát triển toàn diện, cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc toàn cầu.
+ Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu 3. Em đồng tình hay không đồng tình với mỗi quan điểm dưới đây? Vì sao?
- Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có những điều tốt đẹp để chúng ta học tập.
- Chúng ta có thể học hỏi tất cả những điều tốt đẹp của các dân tộc khác nhưng chỉ nên áp dụng những gì phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
- Khi học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc của dân tộc mình.
Trả lời
- Em đồng ý với ý kiến của bạn vì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những điểm độc đáo, riêng biệt mà chúng ta nên học tập để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chính mình.
- Em đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta chỉ nên chọn lọc, áp dụng những điều tốt đẹp của các dân tộc khác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống. c. Em không đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta cần học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác có chọn lọc để làm giàu đẹp, phong phú thêm vốn hiểu biết của mình.
Câu 4. Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và giải thích tại sao.
Trả lời
- Những việc nên làm:
+ Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,... của các dân tộc;
+ Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình;
+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.
- Những việc không nên làm:
+ Tỏ thái độ hoặc hành động kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa, các vùng, miền,…
+ Tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc; sao chép nguyên bản, không có sự chọn lọc các yếu tố văn hóa bên ngoài.
+ Ủng hộ các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
+ Khép kín, không chịu tiếp thu thành tựu văn hóa của các quốc gia, dân tộc khác.
+ Tỏ thái độ và hành động xấu hổ, tự ti về văn hóa, đất nước và con người của dân tộc mình.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì – Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa các dân tộc. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9.
Em hãy sử dụng kiến thức trong bài: “Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam” và bài “Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc” để thuyết phục bố mẹ.
Trả lời:
- HS Trả lời được các khái niệm:
+ Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền văn hóa, kinh tế, xã hội của các dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Học sinh nêu được ý nghĩa của các bài học để làm cơ sở giải thích cho bố mẹ hiểu việc đi dã ngoại giao lưu là cần thiết:
+ Việc tham gia dã ngoại giao lưu là cần thiết vì đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu, khám phá những nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc.
+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
+ Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo được điều kiện để chúng ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giầu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
- Học sinh nêu lên trách nhiệm của học sinh với việc học hỏi, tôn trọng các dân tộc khác, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để thuyết phục bố mẹ:
+ Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và với các dân tộc khác bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hằng ngày.
+ Chúng ta cần tự hào, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống Việt Nam.
+ Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc khác, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh truyền thống của con người Việt Nam.
Câu 2. Thời mở cửa, nhiều người Việt Nam thích dùng hàng ngoại, ăn diện theo “mốt” Tây, dùng tiếng Việt pha tiếng nước ngoài, đổ xô đi học ngoại ngữ, đưa nhau tổ chức sinh nhật tại nhà hàng sang trọng...
Theo em, những biểu hiện trên có gì đúng? Có gì sai?
Trả lời
- Biểu hiện trên đúng ở chỗ:
+ Thể hiện con người Việt Nam đã biết bắt kịp xu hướng và không lạc hậu với thời thế hiện đại.
+ Thể hiện tinh thần ham học hỏi của người Người Việt Nam. Học ngoại ngữ là cách để giúp chúng ta nâng cao kiến thức và dễ dàng giao lưu với người nước ngoài.
- Biểu hiện trên sai ở chỗ: Khi đã biết hiện đại thì con người không còn giữ được những truyền thống và nét văn hóa mà ông cha ta để lại.
Câu 3. Từ những thông tin trong SGK, em có thể rút ra được những gì để hành động theo cái hay, cái tốt, cái đẹp, cái tinh hoa của các dân tộc khác trên hành tinh chúng ta?
Trả lời
- Học thật tốt tiếng Anh để làm phương tiện để học hỏi những dân tộc khác.
- Tìm hiểu những phong tục tập quán của dân tộc khác phục vụ quá trình học hỏi.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc nét đẹp của các nước khác.
- Học tập và phát triển nền khoa học kỹ thuật của các nước tiến bộ.
Câu 4. Em hãy giải thích vì sao khi tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc. Hãy lấy ít nhất một dẫn chứng để làm sáng tỏ điều đó.
Trả lời
- Chúng ta cần phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới có chọn lọc bởi vì không phải tất cả văn hóa trên thế giới đều phù hợp với thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta nên tiếp thu những cái hay, cái tốt để làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn cho văn hóa dân tộc những vẫn giữ gìn được bản sắc riêng.
- Dẫn chứng:
+ Học hỏi những công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng vào Việt Nam.
+ Giao lưu văn hóa Việt – Nhật, Việt – Hàn.
+ Cách tân, cải tiến trang phục nước ngoài cho phù hợp với Việt Nam.
+ Học hỏi mô hình giáo dục từ các nước tiên tiến.
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác thì chỉ cần tôn sùng thần tượng văn hóa, vật chất của nước ngoài không? Hãy lập luận để giải thích quan điểm của em.
Trả lời
Theo em là không vì chúng ta tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc không có nghĩa là thần tượng văn hóa, vật chất của nước ngoài mà là muốn học hỏi để xem nó có phù hợp với nước ta hay chưa. Nếu phù hợp thì chúng ta áp dụng, mục đích để tăng sự đặc sắc và phong phú cho văn hóa của dân tộc, khiến dân tộc ta trở nên phát triển hơn.
Câu 2. Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói :" Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Trả lời
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa. Bởi vì: Hòa đang thể hiện sự tôn trọng với tất cả các dân tộc và quốc gia. Hơn nữa, dù trình độ như thế nào thì tất cả các dân tộc đều có những điểm mà chúng ta cần hoc hỏi, rút kinh nghiệm.
- Ở những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập. Ví dụ như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại. Chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay.
Câu 3. Hùng xin phép bố mẹ cho tham gia câu lạc bộ nhảy hiện đại do Đoàn trường tổ chức. Bố mẹ hùng nghe thấy vậy liền phản đối và cho rằng: Nước mình rất nhiều loại hình nghệ thuật tại sao không học, lại đi học mấy loại hình hiện đại này, không hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Em suy nghĩ như thế nào về quan điểm của bố mẹ Hùng?
- b) Đóng vai Hùng, em hãy giải thích để bố mẹ cho phép em tham gia câu lạc bộ.
Trả lời
- Bố mẹ Hùng có quan điểm muốn bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Thế nhưng trong thời buổi hội nhập như ngày nay, chúng ta cần tôn trọng những nét đặc sắc của dân tộc khác thông qua học tập, tìm hiểu
- Nếu là Hùng, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu rằng việc tìm hiểu, học hỏi văn hóa của các dân tộc khác như nhảy hiện đại, chơi các nhạc cụ của dân tộc khác... không phải là đi ngược với truyền thống văn hóa của dân tộc mà giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học, làm việc mệt nhọc.
=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc