Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Thị trường là gì?
Trả lời:
Thị trường là tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đồi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất.
Câu 2: Nêu các yếu tố của thị trường ở cấp độ cụ thể?
Trả lời:
Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như chợ, cửa hàng, phòng giao dịch và nhiều hình thức tổ chức giao dịch, mua bán khác.
Câu 3: Nêu các yếu tố của thị trường ở cấp độ trừu tượng?
Trả lời:
Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường được nhận diện qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán như cung – cầu, quan hệ hàng – tiền, quan hệ cạnh tranh, quan hệ trong – ngoài nước.
Câu 4: Nêu những chức năng của thị trường?
Trả lời:
Thị trường có 3 chức năng chính:
Chức năng thừa nhận
Chức năng thông tin
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
Câu 5: Nêu các loại thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán?
Trả lời:
Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ như: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoản, thị trường bất động sản....
Câu 6: Nêu các loại thị trường theo vai trò giao dịch, mua bán?
Trả lời:
Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ.....
Câu 7: Nêu các loại thị trường theo phạm vi giao dịch, mua bán?
Trả lời:
Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có thị trường trong nước và thị trường quốc tế.....
Câu 8: Thị trường có những chức năng nào?
Trả lời:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bản được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tỉnh hình cung – cầu về các loại hàng hoá.....
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
Câu 9: Gia đình H có cửa hàng kinh doanh thời trang. Ngoài giờ học, H chụp ảnh các mặt hàng, chỉnh sửa làm cho hình ảnh hàng hoá đẹp hơn rất nhiều so với thực tế để quảng cáo online. Đôi khi, H còn gắn nhãn mác thương hiệu nổi tiếng vào hàng hoá của mình để mọi người tin tưởng. Nhờ đó, lượng khách hàng tương tác ngày càng nhiều, doanh thu của cửa hàng cũng tăng lên đáng kể.
Em có lời khuyên gì dành cho H?
Trả lời:
Em sẽ khuyên H không nên thực hiện những hành động đó,vì:
Những hành động của H như chỉnh sửa hình ảnh khiến hàng hóa đẹp hơn so với thực tế; gắn mác thương hiệu khác vào hàng hóa của mình… là hành vi lừa dối khách hàng. Hành vi này làm cho H sẽ bị mất niềm tin của khách hàng đối với cửa hàng gia đình H trong tương lai, uy tín của cửa hàng cũng bị suy giảm.
Câu 10: Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty A đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty A đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Em có nhận xét gì về việc làm của chủ thể trong tình huống trên?
Trả lời:
Việc làm của công ty A là hoàn toàn hợp lí, công ty đã tìm hiểu về thị trường, khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm. Sản phẩm công ty cũng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nhiều người tiêu dùng. Công ty cũng đang xây dựng được uy tín, niềm tin đối với khách hàng.
Câu 11: Cơ chế thị trường là gì?
Trả lời:
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.
Câu 12: Giá cả hàng hóa là gì?
Trả lời:
Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản
xuất và lưu thông hàng hoá đó.
Câu 13: Giá cả thị trường là gì?
Trả lời:
Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoa được thoả thuận giữa người mua và người bán.
Câu 14: Nêu các ưu điểm cơ bản của cơ chế thị trường?
Trả lời:
Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:
Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đầy tiến bộ, văn minh xã hội.
Câu 15: Cơ chế thị trường có những hạn chế nào?
Trả lời:
Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vẫn có sau:
- Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
- Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
Nhà nước cần tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường
Câu 16: Nêu chức năng của giá cả thị trường?
Trả lời:
Chức năng của giá cả thị trường:
- Cung cấp thông tin: để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- Phân bổ nguồn lực: góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
- Là công cụ đề Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
Câu 17: Em đặt mua hàng qua mạng. Khi nhận hàng, em thấy chất lượng và mẫu mã của hàng thực tế không đúng như quảng cáo.
Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Trong trường hợp này, em sẽ phản hồi riêng với shop về chất lượng sản phẩm, đổi trả sản phẩm giống với quảng cáo. Nếu shop không phản hồi hoặc không chấp nhận, em sẽ báo cáo với bộ phận chăm sóc của sàn thương mại điện tử, khuyến cáo mọi người không nên mua hàng vì hàng không đúng với chất lượng mà shop đã quảng cáo.
Câu 18: Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông M đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán ở các chợ đầu mối.
Em có nhận xét gì về việc làm của ông M?
Trả lời:
Ông M đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường, mở cửa hàng nhằm cung cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng
Câu 19: Thấy T đeo ba lô to và nặng tới lớp, các bạn xúm vào hỏi: “Có gì trong ba lô mà nặng thế hả T?". T kéo khoá, bỏ từng món đồ ra khoe: “Các cậu thấy đẹp không? Tớ phát hiện ra rất nhiều bạn trong trường có nhu cầu mua đồ dùng học tập. Vì vậy, tớ sẽ kinh doanh mặt hàng này". Một bạn thắc mắc: “Học sinh sao lại kinh doanh?". Sau khi hỏi T giá các loại đồ dùng học tập, các bạn đều nhận thấy T luôn bán với giá cao hơn so với giá ở các cửa hàng bán đồ dùng học tập.
Theo em, T có nên kinh doanh khi còn đang đi học không?
Trả lời:
Theo em, T có thể kinh doanh khi bạn còn đang đi học. Việc này giúp T có thêm nguồn thu nhập cá nhân và tích lũy thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, T nên cân đối lại giá cả sao cho phù hợp với thị trường để thu hút khách hàng.
Câu 20: Vì sao nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời
Bởi vì một trong số các khoản thu chính của ngân sách nhà nước là thuế. Thuế để ổn định ngân sách nhà nước, giúp nhà nước tồn tại và duy trì hoạt động. Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Các khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng với mục đích phục vụ nhân dân, các công trình công cộng. Công dân phải nộp thuế để được hưởng lợi ích từ ngân sách nhà nước.