Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Hiến pháp là gì?
Trả lời:
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Câu 2: Trình bày quy trình làm và sửa đổi hiến pháp?
Trả lời:
Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp
Câu 3: Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?
Trả lời:
Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.
Câu 4: Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chính thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.
Câu 5: Chế độ chính trị là gì?
Trả lời:
Chế độ chính trị là một lĩnh vực quan trọng, quyết định sự tồn vong, phát triển của một quốc gia. Do vậy, những nội dung về chế độ chính trị thường được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật của mỗi quốc gia, trong đó có Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước.
Câu 6: Hình thức chính thể là gì?
Trả lời:
Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của Nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên Nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước.
Câu 7: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 1, 11).
Câu 8: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc Khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
- Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
- Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945. Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội".
Câu 9: Hiến pháp năm 2013 đã quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào?
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như: công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt (Điều 26), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42);...
Câu 10: Trình bày quy định một số quyền con người trong Hiến pháp năm 2013?
Trả lời:
Với tinh thần nhân văn sâu sắc, từ khi thành lập đến nay, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện các công ước quốc tế và nghị định thư quan trọng về quyền con người, đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng quy định các nội dung liên quan đến vấn đề quyền con người, trong đó có Hiến pháp. Theo Hiến pháp năm 2013, nội dung về quyền con người được quy định như sau: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt sinh mạng trái luật; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Câu 11: Tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình?
Trả lời:
Mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền công dân mà pháp luật Việt Nam qui định.Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước,có như vậy quyền công dân mới được bảo đảm.
Câu 12: Liệt kê các quyền và nghĩa vụ của học sinh mà em biết?
Trả lời:
Một số quyền cơ bản của học sinh:
+ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...
+ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt
+ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...
+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...
Câu 13: Nội dung về kinh tế được Hiến pháp 2013 quy định tại các Điều nào?
Trả lời:
Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Câu 14: Hiến pháp năm 2013 đã nhắc đến tài nguyên đặc biệt của quốc gia là gì?
Trả lời:
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
Câu 15: Điều 61 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Phát triển giáo dục” là gì?
Trả lời:
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Câu 16: Vai trò của phát triển khoa học và công nghệ đã được Hiến pháp năm 2013 khẳng định như thế nào?
Trả lời:
Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 17: Nhà nước là gì?
Trả lời:
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Câu 18: Nêu các khái niệm “Quốc hội”, “Hội đồng nhân dân”?
Trả lời:
- Quốc hội là cơ quan dân cử đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Câu 19: Trình bày các khái niệm “Tòa án nhân dân”, “Viện kiểm sát nhân dân”?
Trả lời:
- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
Câu 20: Chủ tịch nước là?
Trả lời:
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.