Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 9 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu 1: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Trả lời:

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 2: Hiến pháp Việt Nam có những đặc điểm nào?

Trả lời:

Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam:

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài, tương đối ổn định.

Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

Câu 3: Liệt kê những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HIến pháp năm 2013 mà em biết?

Trả lời:

- Trung thành với Tổ quốc - Trung thành với Tổ quốc

- Bảo vệ Tổ quốc - Bảo vệ Tổ quốc

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân - Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật - Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

- Nộp thuế. - Nộp thuế.

Câu 4: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiến pháp có vị trí như thế nào?

Trả lời:

Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý. - Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. - Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

Câu 5: Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là gì?

Trả lời:

Chính thể Nhà nước Việt Nam là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Nhân dân tham gia bầu cử để thành lập Quốc hội (trung ương) và Hội đồng nhân dân (địa phương).

Câu 6: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.  - Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,...). - Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,...).

Câu 7: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam (bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo) được hình thành và xác lập trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 9: Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền con người như thế nào?

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16) - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16)

- Mọi người đều có quyền sống (Điều 19) - Mọi người đều có quyền sống (Điều 19)

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20) - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20)

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tin của mình; Mọi người có quyền bị mật thư tin, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21)..... - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tin của mình; Mọi người có quyền bị mật thư tin, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21).....

Câu 10: Hiến pháp năm 2013 đã quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như thế nào?

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như:

- Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22) - Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22)

- Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23) - Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23)

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25) - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25)

- Quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27) - Quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27)

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28) - Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28)

- Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29)..... - Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29).....

Câu 11: Nêu các nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp 2013?

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39), nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43), nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

Câu 12: Theo em, học sinh có những nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Nghĩa vụ của học sinh:

+ Lễ phép, quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. + Lễ phép, quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

+ Cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. + Cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước.

Câu 13: Điều 57, 58, 59, 60 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định những nội dung nào về văn hóa, xã hội?

Trả lời:

Theo đó, Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như: tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội; chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.....

Câu 14: Trình bày các chủ trương của Nhà nước Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội mà Hiến pháp năm 2013 nhắc tới?

Trả lời:

Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 15: Điều 63 Hiến pháp năm 2013 đã có quy định gì về môi trường?

Trả lời:

Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Câu 16: Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất?

Trả lời: 

Quyền sở hữu đất đaiQuyền sử dụng đất
Quyền sở hữu đất là quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.Quyền sử dụng đất là quyển của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể có quyền thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,... Hiến pháp năm 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyển sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

Câu 17: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Câu 18: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức với các đơn vị hành chính nào?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm: cơ quan lập pháp (cơ quan đại biểu của nhân dân), cơ quan hành pháp (cơ quan hành chính nhà nước) và cơ quan tư pháp (cơ quan xét xử, kiểm sát).

Câu 19: Nêu các khái niệm “Chính phủ”, “Ủy ban nhân dân”?

Trả lời:

- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp năm 2013).  - Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp năm 2013).

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Câu 20: Hãy cho biết chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 113 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền....; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay