Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 17: Văn minh Phù Nam

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Văn minh Phù Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 17: VĂN MINH PHÙ NAM (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 17: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Phù Nam?

Trả lời:

Phù Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thủy sản phong phú, đất đai giàu phù sa.

- Phía đông và tây nam có biển bao bọc có nhiều hải cảng quan trọng tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ.

- Phù Nam sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế thông qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

Câu 2/Bài 17: Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội.

Trả lời:

- Tổ tiên người Phù Nam là nhóm cư dân bản địa;.

- Phù Nam sớm tiếp thu văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp…

- Xã hội Phù Nam có sự phân hóa sâu sắc:

+ Giới quý tộc và tu sĩ chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.

+ Giới thương nhân nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.

+ Nông dân, thợ thủ công và bộ phận nô lệ là lực lượng lao động, là tầng lớp bị trị trong xã hội.

Câu 3 /Bài 17: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Phù Nam.

Trả lời:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I 

- Nhà nước Phù Nam tồn tại trong khoảng 7 thế kỷ, mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại.

- Đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền, giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.

Câu 4 /Bài 17: Nêu những thành tựu cơ bản về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

- Người Phù Nam xúc tiến mạnh mẽ hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài nhờ lợi thế đường biển với nhiều hải cảng.

- Thương cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất bấy giờ.

- Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.

- Trang phục của người Phù Nam khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.

Câu 5 /Bài 17: Hãy lập bảng những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Nhà nước

- Ra đời vào khoảng thế kỉ I.

- Tồn tại trong khoảng 7 thế kỉ

Chữ viết

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình.

Đời sống vật chất

- Thương cảng Óc Eo -  trung tâm thương mại quan trọng nhất bấy giờ.

- Sống trong nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá. 

- Phương tiện đi lại: chủ yếu là thuyền

- Trang phục: đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo

Nghệ thuật

- Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên các chất liệu gỗ, gốm, kim loại…

- Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.

Phong tục tập quán

- Tục mai táng người chết (thủy táng, hỏa táng, địa táng, điểu táng).

- Khi có người qua đời, những người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.

- Người Phù Nam thường đeo trang sức.

 

Câu 6 /Bài 17: Theo em, Vương quốc cổ Phù Nam có mối quan hệ như thế nào với nền văn hoá Óc Eo?

Trả lời:

Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19.

Câu 7 /Bài 17: Sự hình thành nhà nước Phù Nam gắn với nền văn minh nào ở phương Đông?

Trả lời:

Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 17: Cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Phù Nam?

Trả lời:

- Phù Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp.

- Xã hội Phù Nam có sự phân hóa dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

- Tổ chức bộ máy nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại.

- Từ cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ III, trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình.

- Trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết người Phù Nam có nhiều sách vở, thư viện.

Câu 9 /Bài 17: Yếu tố biển và kinh tế biển tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?

Trả lời:

- Cơ sở hình thành nền Văn minh Phù Nam (Xem lại 2 câu trả lời cho câu hỏi ở mục I-1, 2)

- Yếu tố biển và kinh tế biển tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam:

+ Nhờ điều kiện tự nhiên có biển bao bọc nên Phù Nam sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

+ Thông qua vai trò của thương nhân, văn minh Ấn Độ sớm ảnh hưởng và được Phù Nam tiếp thu một cách có chọn lọc.

+ Nền kinh tế biển góp phần quan trọng đưa đến sự ra đời của vương quốc Phù Nam, bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

+ Việc giao thương mua bán giữa các quốc gia được đẩy mạnh (thương cảng Óc Eo)

+ Do yếu tố biển và kinh tế biển tác động đến cả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Phù Nam cổ.

Câu 10 /Bài 17: Hãy nêu mối quan hệ giữa văn hoá Óc Eo – Phù Nam với các nền văn hoá cổ ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Văn hoá Óc Eo - Phù Nam là một phần quan trọng của văn hoá cổ Đông Nam Á và được coi là một trong những trung tâm văn hoá và thương mại nổi tiếng của khu vực vào thời kỳ cổ đại. Óc Eo - Phù Nam là một trung tâm thương mại quốc tế, có quan hệ mật thiết với các vùng lân cận cũng như các nền văn hoá khác ở Đông Nam Á, như văn hoá Phù Nam ở Campuchia và văn hoá Champa tại miền Trung Việt Nam.

Câu 11 /Bài 17: Lập bảng tóm tắt về tổ chức xã hội và nhà nước của Phù Nam.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

1. Tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội là các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có chung huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực.

- Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng

rậm, dảm lầy.

2. Tổ chức nhà nước

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

– Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiểu quốc: Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

3. Nhận xét

- Đầu thế kỉ III, Phạm Sư Mạn đã tiến hành chinh phục nhiều vong quốc, mở rộng cương vực bao gồm: vùng hạ lưu sông Mê Công, sông Tông Lê Sáp,.

- Do cư dân sống trên địa bàn rừng rậm của miền sông nước ở Nam Bộ nên tổ chức xã hội còn lỏng lẻo vì địa bàn rộng khó quản lý.

- Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 12 /Bài 17: Hãy nhận xét về kĩ thuật chế tác các loại đồ trang sức của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

+ Kĩ thuật chế tác điêu luyện, tinh tế, thể hiện trình độ thẩm mĩ và tài năng của các nghệ nhân.

+ Đa dạng về loại hình, kiểu dáng sản phẩm (nhẫn, vòng cổ, vòng tay...)

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 17: So sánh những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của Chăm-pa và Phù Nam.

Trả lời:

Nội dung so sánh

Chăm-pa

Phù Nam

1. Chữ viết

Ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dẫn được sử dụng phổ biến trên các văn bia

Ra đời sớm với các loại ván tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn. Một số vẫn tự khắc trên bia đá, khác trên vàng đá.  

2. Tin ngường tôn giáo

- Sùng bái các vị thần Hin-du giáo như thần St-va, Vit-nu, Bra-ma

- Phật giáo cũng được truyền bá rộng - Có tục thờ cúng tổ tiên, chọn người chết trong các mộ chum

– Hin-du giáo và Phật giáo được tôn sùng. Ba vị thần được thờ phổ biến là

Bra-ma, Vit-nu, Si-va.

- Dân gian còn có tín ngưỡng sùng bái nút thiêng và nàng công chúa rắn. 

3. Tư duy thẩm mỹ trúc

Thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điều khác, chế tác đồ trang

Thể hiện qua kỹ thuật chế tác đồ trang sức, kỹ thuật dệt vải, làm gốm, diêu khắc, kiến trúc

Câu 14/Bài 17: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?

Trả lời:

Xã hội Phù Nam cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Giới quý tộc và tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 15/Bài 17: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa.

Trả lời:

  1. Điểm giống nhau
    - Cơ sở hình thành:
    + Gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.
    + Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.
    + Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam
    + Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.
    - Thành tựu:
    + Sớm hình thành nhà nước; đứng đầu bộ máy nhà nước là vua.
    + Có nhiều bước tiến trong đời sống vật chất và tinh thần.
    b) Điểm khác nhau:
    *Niên đại:
    - Văn minh Phù Nam: từ thế kỉ 1 - 7
    - Văn minh Chăm Pa: từ thế kỉ 2 - 17
    - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc: từ thế kỉ 7 TCN - 2 TCN
    *Tín ngưỡng, tôn giáo:
    - Văn minh Phù Nam:
    + Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh; phồn thực; thờ thần Mặt Trời
    + Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
    - Văn minh Chăm Pa:
    + Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực
    + Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
    - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
    + Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay