Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành tiếng việt (tr44)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Thực hành tiếng việt (tr44). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Trang 44)
( 18 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 5 câu)
Câu 1: Khái niệm thế nào là từ Hán Việt? Từ Hán Việt được dùng trong trường hợp nào?
Trả lời:
Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
Câu 2: Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: nhân đạo, phụ tử, hữu duyên, thảo mộc, hậu cung, bái kiến
Trả lời:
● Nhân đạo: đạo lí làm người
● Phụ tử: cha con (phụ: cha, tử: con)
● Hữu duyên: Có sự ràng buộc sẵn với nhau
● Thảo mộc: Cỏ và cây. Chỉ chung cây cối
Câu 3: Đặt câu có sử dụng các từ: thi nhân, huynh đệ, ái quốc
Trả lời:
● Việt Nam có khá nhiều những thi nhân tài giỏi.
● Hai người từng kết nghĩa huynh đệ.
● Lòng ái quốc được dạy như một đức tính cho thiếu nhi Nhật Bản.
Câu 4: Chữ “thiên” trong chữ nào sau đây không có nghĩa là “trời”: thiên lý, thiên hạ, thiên thư, thiên thanh. Giải thích để làm rõ nghĩa của 4 từ đó
Trả lời:
● Thiên lý: Nghìn dặm, chỉ đường dài
● Thiên hạ: Dưới trời. Chỉ mọi người ở đời
● Thiên thư: sách trời
● Thiên thanh: trời xanh
● Có từ “thiên lí” không mang nghĩa là “trời” trong 4 từ trên
Câu 5: Tìm trong đoạn thơ sau, có những từ Hán Việt nào. Giải thích nghĩa của những từ đó. Chọn 1 từ và đặt câu.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
(Trích trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Trả lời:
Những từ Hán Việt và nghĩa:
● Hoàng hôn: khoảng thời gian mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần
● Ngư ông: người đàn ông làm nghề đánh bắt cá
● Viễn phố: bến xa, nơi xa xôi
● Mục tử: trẻ chăn trâu
● Cô thôn: cô gái nơi làng quê.
Đặt câu với từ: hoàng hôn
● Tôi rất thích ngắm hoàng hôn vì nó mang đến một cảm giác buồn man mác.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:
- a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
- b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
- c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
- d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.
đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.
Trả lời:
a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ
d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.
đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.
Câu 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy”
Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
Gạch chân các từ Hán Việt ở đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của nó?
Trả lời:
Các từ Hán Việt gồm có: xã tắc, giang sơn, kiền, khôn, bĩ, trĩ, thái, nhật nguyệt, hối, minh, ngàn thu, tổ tông....
Những từ Hán Việt trên nhằm tăng thêm sức gợi tả và cảm xúc cho câu thơ trở nên sinh động và cụ thể hơn.
Câu 3: Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.
- a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
- b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.
- c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
- d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.
Trả lời:
Câu | Lỗi dùng từ Hán Việt | Sửa lại cho đúng |
a | Dùng từ song thân không hợp phong cách. | Song thân → Bố mẹ |
b | Dùng từ kinh doanh là từ không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp). | kinh doanh → việc kinh doanh |
c | Dùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm. | tập họp → tập hợp |
d | Dùng từ thị giác là không đúng nghĩa. | thị giác → thị lực |
Câu 4: Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A (làm vào vở):
A | B |
1. non sông đất nước | a. phong vân |
2. yêu thương người và chuộng lẽ phải | b. hiếu sinh |
3. tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào người khác | c. hào kiệt |
4. người có tài năng, chí khí hơn người | d. kì diệu |
5. chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đó | đ. cầu hiền |
6. mong tìm được người tài đức | e. bôn tẩu |
7. gió mây | ê. giang sơn |
8. yêu thương, trân trọng sự sống | g. nhân nghĩa |
9. lạ và hay khác thường | h. duy tân |
10. đổi mới | i. độc lập |
Trả lời:
1 - ê 2 - g
3 - i 4 - c
5 - e 6 - đ
7 - a 8 - b
9 - d 10 - h
Câu 5: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:
- a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
- b. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
- c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
- d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.
Trả lời:
a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.
b. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.
c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hi sinh.
d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thây có thấy mùi thơm ở chậu nước bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa.
Trả lời:
+ Hoài bão: Ôm ấp trong lòng, chỉ chỉ khí lớn lao.
+ thiên: tự nhiên; lương: tốt lành=> Thiên lương: Bản chất tốt của người ta
+ Tung hoành: Dọc ngang. Chỉ sự vùng vẫy bốn phương.
Câu 2: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống
a, Gặp gỡ, yết kiến
● Trần Quốc Toản mong muốn được…vua ngay lúc đó.
● Chúng tôi đã có cuộc…vào sáng hôm sau
b, hy sinh, mất
● Bà ngoại tôi … đã rất lâu rồi.
● Những người chiến sĩ … cho tổ quốc tươi đẹp
c, phu nhân, vợ
● Anh ấy có một người … rất đảm đang và hiền dịu
● …của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.
Trả lời:
a, Gặp gỡ, yết kiến
● Trần Quốc Toản mong muốn được yết kiến vua ngay lúc đó.
● Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ vào sáng hôm sau
b, hy sinh, mất
● Bà ngoại tôi mất đã rất lâu rồi.
● Những người chiến sĩ hy sinh cho tổ quốc tươi đẹp
c, phu nhân, vợ
● Anh ấy có một người vợ rất đảm đang và hiền dịu
● Phu nhân của chủ tịch nước đã xuất hiện cùng chồng trong chuyến tiếp đón đoàn ngoại giao.
Câu 3: Hãy chỉ ra những lỗi dùng từ Hán Việt sau và sửa lại
a, Huynh đệ chúng tôi hay xem Ti Vi vào mỗi buổi chiều
b, Chủ tịch nước đã nói: muốn giang sơn vững mạnh thì cần những con người tài giỏi
Trả lời:
a, Từ “huynh đệ” hay được sử dụng trong những văn bản có bối cảnh cổ xưa, không phù hợp với bối cảnh hiện đại
● Thay từ “huynh đệ” bằng “anh em”
b, Từ “giang sơn” có ý nghĩa tương tự như “đất nước”. Tuy nhiên đặt ở trong hoàn cảnh này, phải thay từ “giang sơn” thành “đất nước” để phù hợp với bối cảnh.
Câu 4: Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn thơ sau và giải thích ý nghĩa:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
Trả lời
Từ Hán Việt: Xã tắc
Nghĩa: Từ “xã”, “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu giải thích là “đền thờ thổ địa”, còn “tắc” là lúa, hay quan coi ruộng lúa. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh chú giải rõ hơn: “Thuở xưa dựng nước tất quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.
Câu 5: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt gồm những gì? Có mấy loại từ ghép Hán Việt
Trả lời:
● Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ là yếu tố để tạo nên từ ghép Hán Việt. Một số yếu tố Hán Việt vừa có thể dùng độc lập như 1 từ vừa để tạo từ ghép (ví dụ: hoa, học, quả, bút,...). Một số yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là một yếu tố để cấu tạo từ ghép Hán Việt (ví dụ: thuỷ (nước), ải (yêu), hắc (đen), thiên (trời),...
● Có hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:
+ Từ ghép chính phụ: là loại từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ
+ Từ ghép đẳng lập: Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có tiếng nào chính, không có tiếng nào phụ
Câu 6: Tìm các từ Hán Việt có yếu tố sau: tiền (trước), nhân (người)
Trả lời:
● Tiền (trước): tiền nhân, tiền bối, tiền đường
● Nhân (người): phu nhân, nhân ngư, nhân tâm, nhân đạo
4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)
Câu 1: Những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau là gì? Lấy ví dụ và đặt 1 câu.
Trả lời:
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
VD: thất vọng, khai giảng, khai trương, thất hứa, vĩ nhân.
Đặt câu: Tôi vô cùng thất vọng vì kết quả thi vừa rồi.
Câu 2: Xếp những từ ngữ sau đây thành 2 nhóm chính: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
“ thiên thư, sơn hà, giang sơn, quốc gia, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, xâm phạm, chiến thắng”
Trả lời:
Từ ghép chính phụ : thiên thư, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng.
Từ ghép đẳng lập : sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 7 – Anh hùng và nghệ sĩ