Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Văn bản. Đất nước
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Văn bản. Đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. ĐẤT NƯỚC
( 15 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 5 câu)
Câu 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Đất nước?
Trả lời:
1. Tác giả
- a. Tiểu sử
- b. Phong cách sáng tác
- c. Những tác phẩm chính
Câu 2: Nhan đề Đất nước gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước
Câu 3: Em hãy trình bày bố cục bài thơ Đất nước và nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: từ đầu cho đến Sau lưng thèm nắng lá rơi đầy: Mùa thu của hoài niệm
+ Phần 2: Còn lại: Mùa thu của hiện tại
Câu 4: Em hãy tóm tắt nội dung chính của bài thơ Đất nước bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước
Trả lời:
a, Nội dung
- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp nên thơ. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
b, Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo
- Ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật
2. THÔNG HIỂU ( 7 câu)
Câu 1: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có điểm gì đặc sắc? Điều đó cho thấy điểm gì đặc biệt trong tâm hồn ở nhà thơ?
Trả lời:
- Tín hiệu mùa thu Hà Nội đã được tác giả nhắc đến trong bài
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Đây chính là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy thị vị mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng lại có nét gì đó thoáng buồn: Những buổi sáng mát trong gió thôi mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, những con phố dài xao xác lá vàng... Từ láy “xao xác” càng nhấn mạnh sự quạnh quẽ, đìu hiu của cảnh vật mùa thu.
è Phải nhạy cảm biết bao nhiêu thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được sự dịch chuyển của mùa thua thông qua cái “Chớm lạnh” của trời đất Hà Nội.
- Hình ảnh con người bước ra từ bức tranh thu ấy:
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Hình ảnh người ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Đầu không ngoảnh lại”.
ð Mùa thu Hà Nội đẹp đó nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải biệt ly Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương tủi nhục.
Câu 2: Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” thành “chúng ta” thể hiện điều gì?
Trả lời:
Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “chúng ta” thể hiện sự hòa chung giữa chủ thể trữ tình với cái ta chung. Sự tươi đẹp, hân hoan của đất trời đó là của chung tất cả mọi người không của riêng ai.
Câu 3: Bốn dòng thơ cuối tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới chúng ta?
Trả lời:
Bốn câu thơ cuối:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 4: Em hãy phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3. Nêu tác dụng của chúng trong việc tái hiện bức tranh đất nước trong "mùa thu nay". Nhân vật trữ tình đã bộc lộ cảm xúc gì trong khổ thơ này?
Trả lời:
Biện pháp tu từ nhân hóa -> Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng rao vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn ra sau ngày giải phóng.
Biện pháp điệp ngữ "chúng ta", từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
Câu 5: Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi?
Trả lời:
- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm, gieo vần tự do. Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi và có giá trị tượng trưng kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Lời thơ khi trau chuốt đến độ cổ điển, khi giản dị như lời nói thường mà vẫn hàm súc.
- Tác dụng:
- Giúp tác giả dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé ; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm.
- Những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với cảm xúc: Câu dài thường tạo nhịp điệu khoan thai để diễn tả những suy nghĩ thâm trầm hoặc khắc họa tâm trạng thương nhớ bâng khuâng, tình cảm tha thiết. Những câu thơ ngắn diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng.
Câu 6: Khổ 1,2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ nào? Hãy hình dung về Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
Trả lời:
Khổ 1,2 - Nhân vật trữ tình hiện lên qua những từ ngữ: "tôi", "người ra đi".
Hà Nội và "người ra đi" trong hoài niệm của nhân vật trữ tình: đó là hình ảnh người quyết tâm, dứt khoát ra đi nhưng những lưu luyến thì vấn ở lại, cho thấy được sự gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.
Câu 7: Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả là một bức tranh chân thực khi mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội, những nét đẹp mà chỉ khi người người ta ở lâu ở một vùng đất nào đó, người ta mới cảm nhận được nó. Mùa thu Hà Nội đẹp như vậy nhưng lại man mác buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội.
- Hình ảnh em thấy ấn tượng nhất đó là hình ảnh 4 câu thơ thể hiện hồn thu Hà Nội. Đó là một Hà Nội thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng
3. VẬN DỤNG ( 2 câu)
Câu 1: Phân tích và so sánh nét tương đồng và khác biệt trong cảm nhận về Đất nước qua tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.
Trả lời:
Đất nước chính là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca, của tâm hồn người nghệ. Ta bắt gặp đất nước của những mùa thu xưa và nay trong thơ Nguyễn Đinh Thi. Và khi đọc Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm ta lại gặp hình ảnh “đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” ở toàn bộ chương Đất nước của bản trường ca này.
Nét tương đồng: Cả hai tác phẩm thơ đều ra đời sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, khi mà nhân dân Việt Nam đã được hưởng tự do, độc lập, có được quyền làm chủ non sông, vậy nên chúng đều thể hiện hình tượng của một đất nước trù phú, giàu đẹp, với người dân anh hùng. Cả hai nhà thơ đều sử dụng giọng thơ trữ tình - chính luận khi viết về Đất nước mang tính hàm súc và triết lý cao. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ cho hình tượng đất nước. Thế nhưng, tựu chung lại, chúng đều thể hiện một tình yêu đất nước non sông vô cùng sâu sắc của những người con đất Việt.
Sự khác biệt trong cảm nhận và biểu hiện: Mỗi người đều có những khám phá riêng về Đất nước của mình.
- Với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, cảm nhân về đất nước của ông mở rộng từ quá khứ tới tương lai về một đất nước kiên cường, bất khuất, vươn dậy trở thành "những anh hùng áo vải", đem đến một tương lai huy hoàng. Bài thơ của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại, trẻ trung, pha chút u buồn, trầm lắng, nhưng không thiếu đi nét dân tộc, truyền thống. Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh của mùa thu xử sở với gió heo may, với "hương cốm mới", với cảm giác "chớm lạnh" giữa "những phố dài" của Hà Nội thủ đô. Mạch nguồn của truyền thống kết nối với hiện tại để làm nên một đất nước anh hùng. Truyền thống đó được lớp lớp người con Việt Nam kế cận, không chỉ là về văn hóa, phong tục mà còn về truyền thống anh dũng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương mình
- Nguyễn Khoa Điềm lại vẽ lên hình tượng một đất nước với đầy màu sắc văn hóa dân gian. Không như Nguyễn Đình Thi dùng mùa thu để nói về hình tượng đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chất liệu dân gian, của ca dao và thần thoại để tạo nên hình tượng đất nước, đồng thời thể hiện tư tưởng "đất nước của nhân dân". Đây là một tư duy tư tưởng vừa mới mẻ lại vừa hết sức quen thuộc. Bởi dân gian cũng chính là nhân dân, nhân dân là phần cơ bản nhất, rõ ràng nhất để nhận ra đất nước. Nhưng nó cũng vô cùng mởi mẻ bởi chất liệu dân gian dựng lên hình tượng đất nước gợi ra một đất nước bình dị, gần gũi, hiền hòa, đầy chất thơ, luôn sống mãi cùng con người và dân tộc.
Câu 2: Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Trả lời:
- Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội, nhà thơ quay trở lại mùa thu hiện tại:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…
- Vị thế, tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác thu xưa. Tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước.
- Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động (gió thu thổi mạnh hòa cùng niềm hân hoan của rừng tre); vẫn là màu xanh muôn thuở của bầu trời thu Việt Nam nhưng nhà thơ cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”
- Những câu thơ ngắn, giọng thơ vui, hồ hởi, hình ảnh thơ bình dị khỏe khoắn. Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước.
- Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác. Những con người đã làm nên đất nước, đã hi sinh thầm lặng để Tổ quốc được bình yên và toàn vẹn mảnh đất hình chữ S thân yêu.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Đất nước
Trả lời:
Quê hương đất nước là chủ đề, cảm hứng nổi bật trong văn học nghệ thuật. Các tác giả luôn đặt trọn tình cảm yêu mến da diết vào những tác phẩm của mình. Với quãng thời gian sáng tác 7 năm (từ 1948 đến 1955), nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết nên bài thơ nổi tiếng mang tên "Đất nước". Thi phẩm này đem đến cho người đọc những cái nhìn chân thực về một Việt Nam anh hùng, kiên cường.
Có thể thấy rằng, chủ đề của "Đất nước" được thể hiện ngay trong chính nhan đề - Tổ quốc Việt Nam ta. Bằng ngòi bút tài tình, tâm hồn thi vị, tác giả đã vẽ nên bức tranh về đất nước một cách khái quát ở từng thời điểm. Và bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tình yêu, niềm tự hào mãnh liệt của con người dành cho mảnh đất hình chữ S.
Trước hết, đất nước hiện lên qua khung cảnh mùa thu Hà Nội năm xưa:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới".
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Đất nước