Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 1

TẠO LẬP THẾ GIỚI

Câu 1: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.

Trả lời:

Văn bản "Cuộc tu bổ của các giống loài kể về việc Ngọc hoàng trong thuở sơ khởi một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng đã làm ra các con vật bị thiếu bộ phận. Vì vậy mà ngài sai thiên thần xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cấu tạo chưa được đầy đủ. Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này. Điều này đã lý giải cho việc Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau... cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

Câu 2: Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật được chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

Văn bản được chia làm 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu … hết nhẵn): Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật - Phần 1 (Từ đầu … hết nhẵn): Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật

- Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cuộc tu bổ của các loài vật - Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cuộc tu bổ của các loài vật

Câu 3: Em có nhận xét gì về những sáng tạo của tác giả dân gian trong truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật"?  Những sáng tạo ấy có hợp lý hay không?

Trả lời:

- Về không gian, thời gian: Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. - Về không gian, thời gian: Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.

- Về nhân vật: Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. - Về nhân vật: Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.

- Về cốt truyện: Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. - Về cốt truyện: Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.

=> Những sáng tạo ấy tạo cảm giác thần bí cho những sáng tạo về truyện thần thoại.

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận về thể loại thần thoại.

Trả lời:

       Thần thoại là một thể loại văn học đặc biệt, với những câu chuyện về các vị thần và các hiệp sĩ hào hiệp, khám phá những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Điều đặc biệt của thể loại này là khả năng kết hợp giữa hư cấu và truyền thống, tạo nên một thế giới đầy màu sắc và phép thuật. Thần thoại gợi mở cánh cửa của trí tưởng tượng, cho phép chúng ta rời xa thực tại để khám phá những vùng đất kỳ bí và những trận chiến huyền thoại. Nhờ thần thoại, ta được tiếp cận với những giá trị văn hóa cổ đại, những nguyên tắc đạo đức và những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thể loại này còn mang trong nó sức mạnh của câu chuyện, khả năng lan truyền giá trị và thông điệp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó giúp con người hiểu về sự sống, sự tồn tại và xây dựng nên tình thân, tình bạn và lòng dũng cảm.

Câu 5: Ngày nay, con người hiện đại có còn tin vào thần thoại hay không? Những cuốn sách thần thoại còn bán được hay không?

Trả lời:

Trong xã hội hiện đại, mọi người có nhiều quan điểm và niềm tin khác nhau về thần thoại. Một số người vẫn tiếp tục tin vào thần thoại và coi nó là một phần của tín ngưỡng, truyền thống và văn hóa của họ. Thần thoại có thể mang một ý nghĩa tượng trưng, là một cách để giải thích những khía cạnh sâu xa và không thể lý giải bằng khoa học.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều người hiện đại có xu hướng tin vào lý thuyết khoa học và luận điểm chứng minh được. Do đó, sự quan tâm và độ phổ biến của sách thần thoại có thể giảm đi một phần. Tuy nhiên, sách thần thoại vẫn có thể được bán và được đọc bởi những người quan tâm đến văn hóa, lịch sử và truyền thống của các vùng đất. Ngoài ra, thần thoại vẫn tồn tại trong nghệ thuật, phim ảnh và truyền thông đại chúng, tạo ra sự hấp dẫn và sự quan tâm từ khán giả hiện đại.

Câu 6: Vì sao Prô-mê-tê thấy rằng việc không ban cho con người một "vũ khí" gì là rất tai hại?

Trả lời:

Thần Prô-mê-tê giúp con người có hình hài thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi lại bằng hai chân và tay để làm việc, đặc biệt ban cho “vũ khí” lửa để giúp cuộc sống họ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Câu 7: Em hãy nhận xét đặc ân mà các vị thần ban cho loài người so với các loài động vật khác? Theo em, đó có phải là một đặc ân mạnh, giúp con người chiến thắng thiên nhiên hay không?

Trả lời:

- Thần Ê-pi-mê-tê: - Thần Ê-pi-mê-tê:

+ Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. + Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.

- Thần Prô-mê-tê: - Thần Prô-mê-tê:

+ Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người. + Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người.

+ Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn. + Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn.

+ Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác. + Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác.

+ Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Heliox để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người. + Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Heliox để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người.

=> Đặc ân mà các vị thần ban cho loài người hơn các loài động vật khác bởi muốn con người có thể thống trị, làm chủ được với thế giới chứ không sống tầm thường, hoang dại như những các loài động vật khác. Các vị thần muốn con người có thể sống văn minh, tạo ra những giá trị cho thiên nhiên, cho cuộc sống. Đó là một đặc ân mà các vị thần muốn con người có thể chinh phục được thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.

Câu 8: Bạn hiểu như thế nào về liên kết và mạch lạc trong văn bản? 

Trả lời:

- Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).  - Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).

- Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện cùa những phương tiện, hình thức kết nối. - Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện cùa những phương tiện, hình thức kết nối.

Câu 9: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản

Trả lời:

- Nhận biết lỗi - Nhận biết lỗi

Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.

- Khắc phục lỗi: - Khắc phục lỗi:

+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản. + Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản.

+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề. + Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề.

+ Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề. + Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề.

Câu 10: Đọc lại văn bản Mẹ tôi, hãy cho biết tính mạch lạc trong văn bản đó được thể hiện ở các khía cạnh nào?

Trả lời:

Chủ đề xuyên suốt là sự ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.

Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc: bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ: bố nói về mẹ; bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.

Câu 11: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

  • a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
  • b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?
    • a. Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: phép liên kết được sử dụng chưa đúng cách, chưa phù hợp, nội dung các câu văn chưa có sự liên kết khiến đoạn văn bị rời rạc.
    • b. Lỗi liên kết: Đoạn văn sử dụng phép liên kết hình thức (phép lặp) chưa phù hợp, chưa liên kết được các câu trong đoạn.

Câu 13: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn mắc lỗi gì? Sắp xếp lại cho đúng

(1) Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. (2) Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người. (3) Thần bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. (4) Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo. (5) Chân thần dài không thể tả xiết.

Trả lời:

Đoạn văn bị mắc lỗi các câu được sắp xếp theo trình tự không hợp lý.

Sắp xếp lại: 2 – 4 – 1- 5- 3

Câu 14: Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong đoạn văn sau:

Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một căn bệnh trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm

Trả lời:

Đoạn văn mắc lỗi thiếu phương tiện liên kết

Sửa lại: Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Chẳng hạn như môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một cái mất vô cùng to lớn, một căn bệnh trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm

Câu 15: Em hãy trình bày về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đi san mặt đất

Trả lời:

a, Giá trị nội dung:

Văn bản cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, qua đó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

b, Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ - Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ

- Ngôn từ giản dị, dễ hiểu - Ngôn từ giản dị, dễ hiểu

- Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người - Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người

Câu 16: Thông qua văn bản “Đi san mặt đất”, em biết gì về cách con người khai phá mặt đất

Trả lời:

- Con người khai phá mặt đất - Con người khai phá mặt đất

+ Kiếm con trâu để bắt cày bừa, san đất + Kiếm con trâu để bắt cày bừa, san đất

+ Đào hang để tìm những tài nguyên dưới lòng đất + Đào hang để tìm những tài nguyên dưới lòng đất

+ San mặt đất cho cóc, ếch ngoi lên + San mặt đất cho cóc, ếch ngoi lên

- Con người đoàn kết chinh phục thiên nhiên - Con người đoàn kết chinh phục thiên nhiên

=> Ca ngợi ý nghĩa vai trò của con người đối với thiên nhiên. Con người đã cố gắng làm chủ thiên thiên và muôn loài, giúp cho cuộc sống của chính mình trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

=> Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân.

Câu 17: Truyện “Đi san mặt đất” có gì khác so với câu chuyện “Prô mê tê và loài người” về nguyên nhân hình thành trái đất, vạn vật?

Trả lời:

Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lý giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần

Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lý giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lý giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Câu 18: Trình bày hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm của văn bản Thần trụ trời

Trả lời:

a, Tác giả

- Tác giả dân gian. - Tác giả dân gian.

- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”. - Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

  • b. Tác phẩm

- Thể loại: Thần thoại suy nguyên - Thể loại: Thần thoại suy nguyên

- Tóm tắt: - Tóm tắt:

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

- Phương thức biểu đạt: tự sự - Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 19: Nêu đặc trưng của nhóm thần thoại suy nguyên

Trả lời:

- Đặc trưng cho nhóm thần thoại suy nguyên: - Đặc trưng cho nhóm thần thoại suy nguyên:

+ Cốt truyện đơn giản. + Cốt truyện đơn giản.

+ Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau (thiên đình, trần gian…) + Thời gian, không gian: Câu chuyện mang thời gian phiếm chỉ, ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau (thiên đình, trần gian…)

+ Nhân vật chính: là các vị thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió có hình dạng dị thường, có sức mạnh phi thường, tính cách đơn giản, luôn gắn với công việc cụ thể. + Nhân vật chính: là các vị thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió có hình dạng dị thường, có sức mạnh phi thường, tính cách đơn giản, luôn gắn với công việc cụ thể.

+ Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại. + Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

Câu 20: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Trả lời:

- Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại, không gian, cốt truyện, nhân vật trong Thần Trụ trời để xác định đây là một thần thoại. - Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại, không gian, cốt truyện, nhân vật trong Thần Trụ trời để xác định đây là một thần thoại.

+ Truyện kể về vị thần Trụ trời trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của các sự vật và con người. + Truyện kể về vị thần Trụ trời trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của các sự vật và con người.

+ Không gian: trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. + Không gian: trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.

+ Thời gian: “Thủa ấy” cổ sơ, không xác định. + Thời gian: “Thủa ấy” cổ sơ, không xác định.

+ Cốt truyện: là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên trời đất, các sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của các vị thần. + Cốt truyện: là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên trời đất, các sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của các vị thần.

+ Nhân vật: là các vị thần. + Nhân vật: là các vị thần.

+ Câu chuyện là một tác phẩm thống nhất, toàn vẹn, các bộ phận, yếu tố, chi tiết…đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung chung của bài. + Câu chuyện là một tác phẩm thống nhất, toàn vẹn, các bộ phận, yếu tố, chi tiết…đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung chung của bài.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Ôn tập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay