Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 7

ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

Câu 1: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ?

Trả lời:

a, Giá trị nội dung:

Văn bản là một bài văn chính luận viết về Nguyễn Trãi, qua đó khẳng định Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ. Đồng thời khẳng định những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi và tầm vóc của ông.

b, Giá trị nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, logic - Lập luận chặt chẽ, logic

- Sử dụng đan xen yếu tố biểu cảm - Sử dụng đan xen yếu tố biểu cảm

Câu 2: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về tác gia Nguyễn Trãi? Kể tên một số tác phẩm của ông mà em đã học trước đó?

Trả lời:

+ Nguyễn Trãi là tác giả văn học, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông là người có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học trung đại của Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học sau này. + Nguyễn Trãi là tác giả văn học, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông là người có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học trung đại của Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học sau này.

+ Một số tác phẩm của ông đã học trước đó là: Bài ca Côn Sơn, Cảnh ngày hè. + Một số tác phẩm của ông đã học trước đó là: Bài ca Côn Sơn, Cảnh ngày hè.

Câu 3: Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi

Trả lời:

Nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa của ông gắn liền với tư tưởng thân dân – yêu thương, tôn trọng, biết ơn dân; khẳng định sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân,.. Dẫn chứng minh hoạ cho những nội dung cơ bản này có thể lấy từ các văn bản đã đọc và một số tác phẩm khác:

– “Tuy đà chửa có tài lương đống/ Bóng cả nhờ còn rợp đến dân” (Cây đa già) – “Hổ phách phục linh nhìn mới biết/ Dành còn để trợ dân này” (Tùng)

– “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phi sở nguyền” (Tự thản, bài 4)

– “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày" (Bảo kính cảnh giới, bài 19)

– “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Thuyền bị lật rồi mới biết dân như nước, Quan hải)

-“Thánh tâm dục dữ dân hưu tức” (Lòng thánh muốn được cùng dân nghỉ ngơi, Quan duyệt thuỷ trận),... -“Thánh tâm dục dữ dân hưu tức” (Lòng thánh muốn được cùng dân nghỉ ngơi, Quan duyệt thuỷ trận),...

Câu 4: Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì

Trả lời:

Tham khảo gợi ý sau:

– Nỗi buồn thời thế, nỗi thất vọng trước thực tại nhiều bất công, ngang trái: “Ở thế nhiều phen thấy khóc cười/ ... Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (Tự thuật, bài 9);“Ai ai đều đã bằng câu hết/ Nước chẳng còn có Sử Ngư (Mạn thuật, bài 14);...

– Niềm tự hào, tự tin vào phẩm cách thanh cao, khi tiết cứng cỏi, bản lĩnh kiên cường: “Đống lương tài có mấy bằng mày/ Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay" (Tùng);"Thế sự dầu ai hay buộc bện/ Sen nào có bén trong lầm” (Thuật hứng, bài 25); “Chớ cậy sang mà ép nề/ Lời chẳng phải vuỗn không nghe" (Trần tình, bài 8); “Vườn quỳnh dầu chim kêu hót/ Cõi trần có trúc đứng ngăn" (Tự thản, bài 40),...

– Lí tưởng sống cao cả, khát vọng xả thân vì chính nghĩa, vì dân, vì nước: “Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng” (Bảo kính cảnh giới, bài 5); “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phi sở nguyền” (Tự thản, bài 4);..

Câu 5: Trình bày các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục trong văn chính luận của Nguyễn Trãi

Trả lời:

– Hiểu rõ đối tượng, bối cảnh chính trị và các vấn đề thời sự có liên quan đến ván dé.

– Lập luận chặt chẽ dựa trên nền tảng chính nghĩa và quy luật khách quan của đời sống.

Câu 6: Trình bày thông tin về tác giả và tác phẩm “Dục thuý sơn”

Trả lời:

a, Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) - Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). - Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương - Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,... - Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

b, Tác phẩm

Dục Thúy Sơn được rút từ tập Ức Trai thi tập.

Được viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn

Câu 7: Bài thơ “Dục thuý sơn” được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần là gì?

Trả lời:

Bố cục được chia thành 2 phần:

+ Phần 1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy + Phần 1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy

+ Phần 2: 2 câu cuối: Cảm hoài man mác  + Phần 2: 2 câu cuối: Cảm hoài man mác

Bên cạnh đó nó cũng có thể chia làm cấu trúc đề - thực – luận – kết hoặc kết cấu 2/4/2 trong đó 2 câu đầu là giới thiệu về cảnh vật, bốn câu sau là bức tranh sơn thủy hữu tình và 2 câu kết là tâm sự hoài niệm của nhà thơ.

Câu 8: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo. - Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài ký được khắc trên tháp ở đây. - Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài ký được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian. - Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

Câu 9: Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kỳ vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

Trả lời:

Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài "đăng cao", "đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kỳ vĩ. Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Đó là sự xúc động  về người xưa, cảnh cũ, cảm hoài về thời gian, vật đổi sao dời khi thấy bia kí của Trương Hán Siêu đã bị rêu phong lấm tấm.

Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ Dục Thúy sơn.

Trả lời:

Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp của núi Dục Thúy. Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm hồn thi nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện qua cách tác giả miêu tả thiên nhiên. Ông đã so sánh núi Dục Thúy giống như một đóa sen, đã so sánh bóng tháp như một chiếc trâm ngọc, đã so sánh hình ảnh núi dưới sóng nước như đang soi mái tóc. Nhờ lối so sánh đó mà ta thấy được vẻ đẹp thanh tịnh, tao nhã của núi Dục Thúy, đồng thời cũng thấy được một tâm hồn nhạy cảm, có chiều sâu và thơ mộng của Nguyễn Trãi.

Câu 11: Khái niệm thế nào là từ Hán Việt? Từ Hán Việt được dùng trong trường hợp nào?

Trả lời:

Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để: - Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.

+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. + Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

Câu 12: Đặt câu có sử dụng các từ: thi nhân, huynh đệ, ái quốc

Trả lời:

Việt Nam có khá nhiều những thi nhân tài giỏi.

Hai người từng kết nghĩa huynh đệ.

Lòng ái quốc được dạy như một đức tính cho thiếu nhi Nhật Bản.

Câu 13: Chữ “thiên” trong chữ nào sau đây không có nghĩa là “trời”: thiên lý, thiên hạ, thiên thư, thiên thanh. Giải thích để làm rõ nghĩa của 4 từ đó

Trả lời:

Thiên lý:  Nghìn dặm, chỉ đường dài

Thiên hạ: Dưới trời. Chỉ mọi người ở đời

Thiên thư: sách trời

Thiên thanh: trời xanh

Có từ “thiên lý” không mang nghĩa là “trời” trong 4 từ trên

Câu 14: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

 Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy”

          Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

Gạch chân các từ Hán Việt ở đoạn trích trên và nêu ý nghĩa của nó?

Trả lời:

Các từ Hán Việt gồm có: xã tắc, giang sơn, kiền, khôn, bĩ, trĩ, thái, nhật nguyệt, hối, minh, ngàn thu, tổ tông....

Những từ Hán Việt trên nhằm tăng thêm sức gợi tả và cảm xúc cho câu thơ trở nên sinh động và cụ thể hơn.

Câu 15: Trình bày thông tin về tác giả và tác phẩm Bảo kính cảnh giới.

Trả lời:

a, Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) - Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). - Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương - Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,... - Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

b, Tác phẩm

Trích từ tập thơ Quốc âm thi tập được viết trong những ngày Nguyễn Trãi ở ẩn ở Côn Sơn

Câu 16: Bảo kính cảnh giới thuộc thể loại thơ  nào?

Trả lời:

Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại  thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng  do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật.

Câu 17: Nêu ấn tượng chung của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Ấn tượng nổi bật về bức tranh thiên nhiên: vẻ đẹp tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống; mọi sự vật đều ở trạng thái động;…

Câu 18: Trong Thư dụ Vương Thông lần nữa có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kỹ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn.” Em hãy nêu mục đích của đoạn thư trên

Trả lời:

Những câu văn đó thể hiện ý chí và quyết tâm của quân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hoà và rút quân về nước.

Câu 19: Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?

Trả lời:

Nguyễn Trãi là nhà viết văn chính luận lỗi lạc. Các bức thư địch vận của ông có sức mạnh như một vũ khí sắc bén. Bài Thư dụ Vương Thông lần nữa là một đòn đánh mạnh vào âm mưu giữ quân trong thành, chờ viện binh sang để phản công quân ta của tướng lĩnh và binh lính nhà Minh. Bức thư đã vạch rõ thời và thế của địch, chỉ ra sáu cớ bại vọng và kêu gọi chúng đầu hàng, rút quân về nước, khôi phục lại quan hệ bình thường của hai nước. Bức thư thể hiện một tài nghệ nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc. Bức thư còn cho thấy tư tưởng yêu nước, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang với phương châm vì dân, vì nước. Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, tư tưởng, quân sự, văn hoá, văn học thiên tài mà còn là nhà ngoại giao, nhà chiến lược và nhà tâm lí xuất sắc, “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, thực hiện tư tưởng chiến lược Nguyễn Trãi “mưu phạt tâm công” trên lợi ích của đất nước, nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, giảm thiểu xương máu của cả hai dân tộc Việt - Trung.

Câu 20: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Trả lời:

Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV:

- Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc. Khẳng định sự thắng lợi của nghĩa quân trước quân xâm lược. - Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc. Khẳng định sự thắng lợi của nghĩa quân trước quân xâm lược.

- Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc. - Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. - Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay