Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 9 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 9

KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mác-xim Lu- thơ- King?

Trả lời:

1. Tác giả

  • a. Tiểu sử
  • b.Phong cách nghệ thuật
    • a. Xuất xứ
    • b.Thể loại: Văn chính luận

Câu 3: Phân tích cách tác giả dùng lý lẽ và bằng chứng để trình bày quan điểm của mình

Trả lời:

Sức thuyết phục của văn bản được thể hiện qua hệ thống lý lẽ, bằng chứng gần gũi nhưng hết sức thuyết phục được tác giả sử dụng trong bài:

- Bằng chứng: ông đưa ra bản “Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ” đã được ký kết cách đây một thế kỷ. Đây là bằng chứng đanh thép thể hiện quyền tự do, bình đẳng của người da màu đáng lý đã có từ rất lâu và nó đã phải được thực hiện.  - Bằng chứng: ông đưa ra bản “Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ” đã được ký kết cách đây một thế kỷ. Đây là bằng chứng đanh thép thể hiện quyền tự do, bình đẳng của người da màu đáng lý đã có từ rất lâu và nó đã phải được thực hiện.

- Lý lẽ: - Lý lẽ:

+ Nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. + Nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do.

+ … người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất. + … người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất.

+ người da đen vẫn gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ… + người da đen vẫn gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ…

→ Hiện thực tại nước Mỹ, người da đen vẫn chưa được giải phóng dù đã ký sắc lệnh hàng trăm năm trước.

+ … nhắc nhở nước Mỹ về tính cấp bách của thời khắc Ngay Bây Giờ. + … nhắc nhở nước Mỹ về tính cấp bách của thời khắc Ngay Bây Giờ.

+ Đây là lúc chân thật hóa những lời hứa dân chủ. + Đây là lúc chân thật hóa những lời hứa dân chủ.

+ Đây là lúc chúng ta giải thoát khỏi bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc… + Đây là lúc chúng ta giải thoát khỏi bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc…

→ Nhấn mạnh thời cơ giải phóng tự do đã đến, kêu gọi chính quyền từ hai phía đấu tranh vì tự do và bình đẳng.

+ Tôi mơ rằng… con cháu của những người nô lệ và chủ nô có thể ngồi bên nhau quanh chiếc bàn của tình huynh đệ + Tôi mơ rằng… con cháu của những người nô lệ và chủ nô có thể ngồi bên nhau quanh chiếc bàn của tình huynh đệ

+ Tôi mơ rằng một ngày kia, dù bang Mit-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công và đàn áp cũng sẽ biến thành ốc đảo của tự do và công lí. + Tôi mơ rằng một ngày kia, dù bang Mit-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công và đàn áp cũng sẽ biến thành ốc đảo của tự do và công lí.

+ Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con nhỏ của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm cách của chúng. + Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con nhỏ của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm cách của chúng.

→ Không còn là một ước mơ mơ hồ, tác giả đã cụ thể hóa giấc mơ của mình dựa trên một tương lai tươi sáng – nơi những người da màu được giải phóng, có cuộc sống bình đẳng, hoàn thuận với các dân tộc khác.

+ Từ bất cứ triền núi nào, hãy để tự do ngân vang! + Từ bất cứ triền núi nào, hãy để tự do ngân vang!

+ Và khi điều đó xảy ra, khi chúng ta chịu để cho tự do ngân vang, từ mọi ngôi làng và thôn xóm… chúng ta đã được tự do!” + Và khi điều đó xảy ra, khi chúng ta chịu để cho tự do ngân vang, từ mọi ngôi làng và thôn xóm… chúng ta đã được tự do!”

→ Cuộc đấu tranh sẽ đến hồi kết, người da màu sẽ giành được quyền tự do, bình đẳng như trong lời ca tiếng hát của đoạn kết tác phẩm. Đây như một sự khẳng định, tổng kết lại toàn bộ tác phẩm.

Câu 4: Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giá đối với nước Mỹ qua văn bản.

Trả lời:

Đối với tác giả, Mỹ vẫn là một đất nước tốt đẹp bởi ông gắn giấc mơ của mình với giấc mơ của nước Mỹ. Ông hy vọng chính quyền người da trắng có thể hiểu và đáp lại lời nguyện cầu của ông. Ông tin tưởng vào sự nhận thức, hiểu đạo lý của chính quyền da trắng sẽ giúp người da đen thoát khỏi bể khổ. Đó là sự tôn trọng, đức tin chảy trong người ông về một đất nước đã cưu mang hàng trăm, hàng triệu đồng bào người da màu của ông.

Câu 5: Theo bạn, quan điểm và ước mơ của tác giả được thế hiện trong văn bản đến nay còn có ý nghĩa không? Hãy lí giải ý kiến của bạn.

Trả lời:

Theo em, quan điểm và ước mơ của tác giả được thể hiện trong văn bản đến nay vẫn còn ý nghĩa. Bởi chế độ phân biệt chủng tộc trong xã hội hiện nay về cơ bản đã được giải quyết và trên diện rộng. Nhưng đâu đó trong xã hội, ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử, thái độ của một bộ phận người vẫn khiến chúng ta cảm thấy dường như sự phân biệt này vẫn còn tồn tại. Có thể sự phân biệt đã ăn sâu vào tiềm thức của họ qua từng thế hệ, khiến họ chưa thể chấp nhận với sự bình đẳng với người da màu. Chính cái suy nghĩ đó của họ khiến cho một bộ phận người da màu bị tổn thương bởi sự phân biệt tưởng chừng như bình thường của họ. Và cuộc đấu tranh của người da màu vẫn tiếp tục nhưng nó ở cấp độ nhỏ hơn nhưng nó vẫn đúng với quan điểm của bài diễn văn, của Martin Luther King.

Câu 6: Từ bài diễn văn Tôi có một ước mơ, bạn rút ra được bài học gì trong việc tạo lập một văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục?

Trả lời:

Từ bài diễn văn Tôi có một ước mơ, em nhận ra rằng để có một văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục trước hết về lập luận. Lập luận của văn bản nghị luận phải rõ ràng với bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng và sắp xếp hợp lý và đặc biệt nó phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm chính của văn bản. Lý lẽ, bằng chứng thuyết phục, hợp lý phải được triển khai theo một trình tự hợp lý, liên quan và phải phục vụ làm sáng tỏ luận điểm. Trong một số trường hợp, ta có thể đan cài những câu văn có giá trị biểu cảm nhằm tăng sức thuyết phục cho tác phẩm nghị luận. Nhưng cần lưu ý, chủ yếu vẫn phải tập trung vào những bằng chứng, lý lẽ, không nên quá chú ý đến yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Câu 7: Bạn hiểu như thế nào về liên kết và mạch lạc trong văn bản? 

Trả lời:

- Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).  - Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).

- Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện của những phương tiện, hình thức kết nối. - Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện của những phương tiện, hình thức kết nối.

Câu 8: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản

Trả lời:

- Nhận biết lỗi - Nhận biết lỗi

Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.

- Khắc phục lỗi: - Khắc phục lỗi:

+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn. + Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn.

+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai. + Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.

Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu, đoạn văn phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.

Câu 9: Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú” đến “vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời câu hỏi: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phương tiện liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn:

- Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây. - Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây.

- Các cụm từ “từ đó", “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn. - Các cụm từ “từ đó", “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn.

- Các đại từ “chúng”, “đó” “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng. - Các đại từ “chúng”, “đó” “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng.

Câu 10: Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84). Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?

Trả lời:

Theo em, điều làm nên sự ấn tượng này chính là người viết đã cho độc giả thấy được làm nghệ thuật là cả một quá trình dài. Thông tin trong văn bản đem đến nhiều, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, câu chữ trong bài được triển khai, lập luận một cách mạch lạc, logic.

Câu 11: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước

Trả lời:

a, Nội dung

Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp nên thơ. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.

b, Nghệ thuật

- -         Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo

- -         Ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc

- -         Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật

Câu 12: Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” thành “chúng ta” trong bài thơ Đất nước thể hiện điều gì?

Trả lời:

Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “chúng ta” thể hiện sự hòa chung giữa chủ thể trữ tình với cái ta chung. Sự tươi đẹp, hân hoan của đất trời đó là của chung tất cả mọi người không của riêng ai.

Câu 13: Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả là một bức tranh chân thực khi mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội, những nét đẹp mà chỉ khi người người ta ở lâu ở một vùng đất nào đó, người ta mới cảm nhận được nó. Mùa thu Hà Nội đẹp như vậy nhưng lại man mác buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội.

Hình ảnh  em thấy ấn tượng nhất đó là hình ảnh 4 câu thơ thể hiện hồn thu Hà Nội. Đó là một Hà Nội thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng

Câu 14: Ở câu luận, tác giả chỉ ra sự ngang ngược của giặc như thế nào?Từ ngữ nào cho thấy sự “ngông cuồng”của giặc?

Trả lời:

Trong câu luận này tác giả đã sử dụng những từ gọi bọn giặc như “nghịch lỗ”. Tức là kẻ đi ngược với lẽ phải trái với đạo trời…

Thể hiện thái độ coi thường khinh ghét bọn giặc ngoại xâm

Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa khơi gợi tình yêu nước, đồng thời liên hệ ý thức trách nhiệm của mỗi người.

Câu 15: Ở câu cuối tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép nào cho bọn giặc xâm lược?

Trả lời:

Lời cảnh cáo đanh thép dành cho bọn giặc. nếu chúng dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm vong.

Đây cũng chính là cái kết xứng đáng cho những kẻ đã phạm vào “sách trời” phạm vào đấng linh thiêng coi thường chân lí cũng như lẽ phải

Câu 16: Nêu một số cứ liệu lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí trong bài thơ Nam quốc sơn hà đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.

Trả lời:

Gợi ý: Tinh thần và ý chí trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc ta thể hiện qua các câu thơ như:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(Trích trong văn bản “Nước Đại Việt ta”)

Câu 17: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc khi đọc văn bản Tôi có một ước mơ.

Trả lời:

Trong tác phẩm “Tôi có một ước mơ”, điều khiến em tâm đắc nhất khi đọc văn bản này là tinh thần đấu tranh, tâm tư tình cảm của tác giả. Đúng vậy, ông cũng là một người da đen nhưng dựa vào hoàn cảnh ta có thể thấy, ông hẳn là người có quyền, có sức ảnh hưởng nhất định. Có lẽ cuộc sống của ông may mắn hơn những người da đen khác. Nhưng không vì thế mà ông từ bỏ gốc gác, dân tộc của mình. Ông đã cùng với những người da màu đứng lên đấu tranh đòi tự do, công bằng cho dân tộc của mình dù có phải chống lại xã hội mà ông vẫn tôn thờ, phục vụ. Lòng tự tôn, khát khao cháy bỏng được bình đẳng nó đã vượt lên trên những cảm xúc về vật chất tầm thường mà thay vào đó là niềm khao khát cháy bỏng về sự tự do, bình đẳng cho người da màu mà ta thấy rõ qua cụm từ “tôi có một ước mơ” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bởi vậy, ông mãi mãi xứng đáng là tấm gương luôn đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc, vì tự do, bình đẳng cho người da màu.

Câu 18: Em hãy trình bày khái niệm về thể loại Hịch. Thể loại đó có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Hịch là một thể loại văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh của một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.  - Hịch là một thể loại văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh của một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

- Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi, hay thơ lục bát. - Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi, hay thơ lục bát.

Câu 19: Em hãy lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa hai thể loại Hịch và Cáo

Trả lời: 

HịchCáo 
Giống nhau
  • Là thể loại văn nghị luận cổ
  • Do Vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết nên
  • Cùng một mục đích ban bố công khai, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
  • Thường được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu.
 
Khác nhau
  • Do Vua Chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ vũ, thuyết phục kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
  • Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.

Câu 20: Ở phần 3 văn bản Hịch tướng sĩ, tác giả đã thể hiện mối quan hệ thân tình chủ tướng ra sao? Việc sử dụng các vế song hành trong câu văn có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác giả đã đưa ra mối thân tình giữa chủ và tướng:

+ Các ngươi không có mặc – thì ta cho áo + Các ngươi không có mặc – thì ta cho áo

+ Không có ăn – thì ta cho cơm + Không có ăn – thì ta cho cơm

+ Quan nhỏ - thì ta thăng chức + Quan nhỏ - thì ta thăng chức

+ Lương ít – thì ta cấp bổng + Lương ít – thì ta cấp bổng

+ Đi thủy – thì ta cho thuyền  + Đi thủy – thì ta cho thuyền

+ Đi bộ - thì ta cho ngựa + Đi bộ - thì ta cho ngựa

+ Cùng sống chết – cùng vui cười + Cùng sống chết – cùng vui cười

Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành điệp cấu trúc câu. Thể hiện cách đối xử chu đáo, tạo mối quan hệ khăng khít gắn bó.

Nhắc nhở khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với Vua tình cốt nhục như huynh đệ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay