Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 3

TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"(...) Anh trung sĩ nhún vai, đưa mắt nhìn hai bàn tay mình: Tôi muốn sống không có chiến tranh ...Đó, ước mơ của tôi là như vậy đó."

Anh trung sĩ có ước mơ gì? Qua những ước mơ đó, em hiểu gì về nhân vật anh trung sĩ trong đoạn văn?

Trả lời:

Anh trung sĩ có ước mơ về một thế giới hòa bình không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường.

Câu 2: Đoạn văn bản trên là cuộc đối thoại giữa ai với ai? Nội dung chính của cuộc hội thoại là gì?

Trả lời:

Đoạn văn bản trên là cuộc đối thoại giữa trung sĩ và đại tá

Nội dung chính của cuộc hội thoại là việc anh trung sĩ muốn chế tạo ra một chất làm gỉ.

Câu 3: Em hãy cho biết thái độ của các nhân vật trong cuộc hội thoại? Theo em, vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời:

 Thái độ của các nhân vật trong cuộc hội thoại:

Viên trung sĩ: Chắc chắn, cương quyết.

Đại tá: Hoài nghi và cho rằng anh trung sĩ cần đi gặp bác sĩ.

Theo em họ có thái độ như vậy là vì anh trung sĩ đang khát khao về một thế giới hòa bình không chiến tranh. Còn ông đại tá không tin rằng những điều anh trung sĩ nói có thể thành hiện thực.

Câu 4: Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu trình bày suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của người làm công việc nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Qua đoạn trích trên, ta thấy rằng, một khoa học gia giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Khoa học có thể đưa người đến cuộc sống tốt hơn, nhưng có thể dẫn người ta đến những bất hạnh. Chính vì vậy, một khoa học gia không chỉ trau dồi tri thức mà còn phải rèn luyện đạo đức bản thân. Nếu trong suy nghĩ của những khoa học gia là hướng đến những điều tốt đẹp thì tạo ra những phát mình mang đến hạnh phúc cho nhân loại và ngược lại. Khoa học gia cần luôn đặt phẩm chất trong nghiên cứu khoa học lên hàng đầu.

Câu 5: Tóm tắt tác phẩm Chất làm gì bằng vài câu văn

Trả lời:

Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi.

Câu 6: Bố cục văn bản Chất làm gì chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”): Cuộc nói chuyện của trung sĩ và viên đại tá

- Phần 2 (còn lại): Chất làm gỉ có thật

Câu 7: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Bạch tuộc

Trả lời:

Đoạn trích “Bạch tuộc” được trích từ cuốn tiểu thuyết cổ điển về khoa học viễn tưởng Hai vạn dặm dưới biển năm 1870.

Câu 8: Bố cục tác phẩm Bạch tuộc được chia làm mấy phần ?

Trả lời:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nét la lên”: Cuộc trò chuyện của A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len về con quái vật biển “bạch tuộc”

- Đoạn 2: Còn lại: Trận “giáp chiến” giữa những người trên tàu ngầm và quái vật biển “bạch tuộc”

Câu 9: Nêu nội dung chính của tác phẩm Bạch tuộc

Trả lời:

Đoạn trích kể lại cuộc chiến đấu của các thành viên tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu-cai. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng tiếp thêm dũng khí, bài học về lòng dũng cảm, kiên cường và tinh thần đồng đội khi gặp những tình huống khó khăn thử thách trong cuộc sống. Từ đó cho thấy sự mạnh mẽ, kiên cường của con người chế ngự thiên nhiên.

Câu 10: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Bạch tuộc?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mạnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Qua đó thể hiện sự thông minh, mưu trí, dũng cảm của con người trước nguy hiểm.

Giá trị nghệ thuật:

- Tác phẩm sử dụng những yếu tố có tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời.

- Tình huống truyện đặc biệt.

Câu 11: Chức năng số từ là gì và nêu ví dụ.

Trả lời:

Về chức năng ngữ pháp: số từ thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng, tạo thành các cụm từ.

Ví dụ: Tôi lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đưa cho em.

Câu 12: Ý nghĩa của số từ là gì?

Trả lời:

Chúng cho biết số lượng và số thứ tự của sự vật trong không gian.

Câu 13: Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

Trả lời:

1.Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

  1. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

Câu 14: Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

  1. Tôi có một cái răng khểnh.

  2. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.

Trả lời:

  1. Tôi có một cái răng khểnh. →Số từ “một” chỉ số lượng xác định (một cái răng khểnh.)

  2. Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật. →Số từ “hai” chỉ số lượng người, số từ “một” chỉ số lượng bí mật. (số lượng xác định)

Câu 15: Trong câu: "Nó là thằng tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Trả lời:

Từ Sáu trong câu không phải là số từ mà là danh từ riêng chỉ tên một người. Tên Sáu có lẽ được đặt theo thứ tự người con trong gia đình. Ở miền Nam, người con cả trong gia đình thường được gọi là Hai. Bà Sáu có thể là người con thứ năm trong gia đình. Vì thế, trong trường hợp này, số từ chỉ thứ tự đã được chuyển thành danh từ riêng nên phải viết hoa.

Câu 16: Tìm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.

Trả lời:

- Ba bốn: Nó đi mua ba bốn quả trứng.

- Mươi: Tôi về quê mươi ngày.

- Dăm: Hoa đi du lịch dăm ngày.

Câu 17: Em hãy viết một đoạn văn về chủ đề mùa thu trong đó sử dụng số từ

Trả lời:

Bầu trời mùa thu thật đẹp, nó trong xanh và cao vời vợi, những đám mây cũng trở nên nhiều màu sắc. Xa xa, từng đàn chim hót líu lo, bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt nhau. Lũ ong bướm rộn ràng bay trên những cánh hoa nho nhỏ như đang thì thầm với thiên nhiên. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên cũng chín vàng óng ả khiến cho bác nông dân vui vẻ khi được mùa. Mùa thu cũng là mùa tựu trường, mùa đón ông trăng. Đó là một trong những bốn mùa mà em yêu thích nhất.

Số từ: một  

Câu 18: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Người về từ Sao Hỏa

Trả lời:

- Văn bản Sol 6 được trích từ cuốn tiểu thuyết “Người về từ Sao Hỏa” là một trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi bật

- Người về từ Sao Hỏa kể về Mark Watney, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Watney vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu để mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn ôxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Watney và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất.

Câu 19: Hành động của “tôi” khi gắng gượng tìm lấy sự sống

Trả lời:

- Tự sửa chữa bộ đồ phi hành của mình

- Tự băng bó lại vết thương

- Bình thản chờ đợi kết cục

→ Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật “tôi” từ đó thấy được những hiểm nguy, vất vả, gian nan của nghề phi hành gia.

Câu 20: Em hãy nêu tình huống truyện “Nhật trình Sol 6” và cho biết tình huống đó bộc lộ tính cách gì của nhân vật chính?

Trả lời:

- Tình huống truyện: Chiếc MAV của NASA được nhận nhiệm vụ bay lên Sao Hỏa cùng các phi hành gia. Tuy nhiên trận bão cát lớn khiến một trong số họ bị mắc kẹt tại Sao Hỏa.

- Tình huống truyện đã đặt nhân vật vào một tình huống nguy hiểm – bị mắc kẹt ở Sao Hỏa, nhu yếu phẩm chỉ còn được khoảng 1 tháng. Chính trong tình huống đó sẽ giúp bộc lộ sự can đảm, kiên cường cũng như lạc quan của nhân vật chính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay