Giáo án gộp Ngữ văn 7 cánh diều kì I
Giáo án học kì 1 sách Ngữ văn 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Ngữ văn 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều cả năm
GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
Văn bản 1. Người đàn ông cô độc giữa rừng
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống
............................................
............................................
............................................
BÀI MẪU
TIẾT…: VĂN BẢN 2. ÔNG ĐỒ
____Vũ Đình Liên___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ năm chữ (số lượng dòng, chữ; vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...)
- Hiểu được sự đổi thay trong đời sống XH và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một
- Cảm nhận lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
- Biết phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ông đồ.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ông đồ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà thơ Vũ Đình Liên.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcÔng đồ.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về nghệ thuật thư pháp.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ những hiểu biết về nghệ thuật thư pháp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:
Trình chiếu hình ảnh một chữ thường treo trong nhà: Hiếu, Lễ, tín, nghĩa, nhẫn, tâm, Phúc-lộc-thọ, câu đối...và hỏi học sinh, em biết gì về những chữ này?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:Mỗi năm tết đến, xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh biểu tượng cho ngày tết như : Câu đối đỏ, bánh chưng xanh hay những con chữ được treo ở một vị trí trang nghiêm trong nhà...những hình ảnh ấy chính là sản phẩm của ông đồ, vậy ông đồ là ai ? Ông viết những câu đối đó có giá trị như thế nào? Tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Ông đồ qua những vần thơ của Vũ Đình Liên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ông đồ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Ông đồ.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Vũ Đình Liên và thông tin tác phẩm Ông đồ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Thông tin tác giả, tác phẩm trong SGK. - GV đặt câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thức hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: + VĐL đã từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về 1 ông đồ xưa . Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong làng thơ mới, VĐL là 1 người cũ”. - Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhân dân, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp. + Ông đồ là người dạy chữ nho xưa. nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học (ông đồ, thày đồ). Theo phong tục, khi tết đến, người ta thường sắm câu đối họăc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ hoặc lụa đỏ để dán trên vách, trên cột nhà, vừa để trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, vừa để gửi gắm lời chúc tốt lành. Khi đó người ta phải tìm đến ông đồ (người hay chữ). Ông đồ có dịp trổ tài lại thêm tiền tiêu tết. Vì vậy, dịp giáp tết ông đồ thường xuất hiện với phương tiện “ mực tàu, giấy đỏ” bày trên hè phố để viết câu đối thuê hoặc bán.Tuy viết thuê song chữ của ông thường được mọi người trân trọng thưởng thức. Nhưng rồi những năm đầu TK XX, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế quan trọng khi chế độ thi cử PK bãi bỏ( Khoa thi cuối cùng vào năm 1915) -> một thành trì văn hóa cũ sụp đổ. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong dời sống VH tinh thần của dân tộc được XH tôn vinh bỗng chốc bước lạc hướng thời đại, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng. trẻ con không đi học chữ nho nữa mà học chữ Pháp, Nhật, quốc ngữ. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người.. à Bài thơ không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt về sự tàn tạ, vắng bóng của ông đồ, của con người của 1 thời đã qua. | II. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Vũ Đình Liên - Năm sinh – năm mất: 1913 – 1996 - Quê quán: Hải Dương. - Là một trong những lớp đầu tiên của phong trào thơ mới, nhà giáo nhan dân Việt Nam. - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm Ông đồ - Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”. - Bài thơ “Ông đồ” tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác. “Ông đồ là di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn” (Lời của Vũ Đình Liên)
|
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản: + 2 khổ đầu: giọng vui tươi, phấn chấn. + 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng, thiết tha... - GV đọc mẫu và gọi học sinh đọc. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó: mực tàu, tấm tắc, hoa tay, thảo, nghiên. - GV yêu cầu HS xác định thể loại bài thơ. - GV đặt câu hỏi: Bài thơ Ông đồ viết về ai? Nội dung bài thơ trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài, chú ý thức hiện những yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Cách trình bày của tác giả theo trình tự thái độ của khách qua đường đối với ông đồ trước đây và bây giờ. Tác giả đặt hình ảnh ông đồ trong sự tương quan so sánh ấy để thấy được những đổi khác về suy nghĩ, thái độ của mọi người với một nét văn hóa truyền thống của dân tộc là tục xin chữ đầu năm. Vậy thái độ của mọi người đã thay đổi ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần Khám phá văn bản. | 3. Đọc văn bản - Thể loại: năm chữ - Nội dung: Viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”.
- Bố cục: + Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý. + Phần 2 (2 khổ tiếp theo) : ông Đồ thời Nho học lụi tàn. + Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của tác giả.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật trong văn bản Ông đồ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Ông đồ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Ông đồ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Ông đồ thời Nho học thịnh hành Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu của văn bản và trả lời câu hỏi: + Ông đồ xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu? Ông làm việc gì? + Ý nghĩa của từ “mỗi năm”, “lại”? + Thái độ của mọi người đối với ông đồ ntn? + Tài năng của ông đồ được thể hiện ở những câu thơ nào. Hãy phân tích? + Cảm nhận về hình ảnh ông đồ qua hai khổ thơ đầu? +Có người bảo đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người lại cho rằng ngay từ đầu bài thơ đã cho thấy sự tàn tạ của nho học và thân phận buồn của ồng đồ. Ý kiến của em ntn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: - Hoàn cảnh xuất hiện: xuất hiện khi tết đến xuân về, bên đường phố, viết câu đối thuê. - Thái độ của mọi người: ngợi khen, mến mộ, quý trọng ông. “Bao nhiêu người thuê ….”. Mọi người tìm đến ông không chỉ thuê viết chữ mà còn thưởng thức chiêm ngưỡng tài viết của ông. - Tài năng: ”: Nét chữ phóng khoáng, bay bổng, mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn sang trọng như chim phượng hoàng đang múa, như con rồng đang bay trong mây. Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài trước sự mến ngộ của mọi người. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý, ông được tôn vinh, trọng vọng: Đây là thời kỳ chữ nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt.
| II. Đọc hiểu văn bản 1. Ông đồ thời Nho học thịnh hành - Hoàn cảnh: khi tết đến xuân về.
- Khung cảnh + Hoa đào nở + Phố đông - Hành động + Bày mực tàu, giấy đỏ - Mỗi năm, lại Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen, xuất hiện đều đặn giữa cảnh sắc ngày tết.
- Tài năng: “Hoa tay…rồng bay” à Nghệ thuật so sánh, ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng. => Trong không gian tấp nập, nhộn nhịp, đông vui của phố phường những ngày đầu xuân, ông đồ già xuất hiện cùng những đồ dùng quen thuộc. Hình ảnh ông đồ xuất hiện như một điều hiển nhiên, lặp đi lặp lại tuần hoàn, khi hoa đào nở là thấy ông đồ già. - Thái độ của mọi người + Bao người thuê viết + Tấm tắc khen tài => Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ. => Ông đồ thời đắc ý khi các nhà Nho được coi trọng, ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn.
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ông đồ thời Nho học lụi tàn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ đọc 2 khổ thơ tiếp và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: + Tìm các chi tiết miêu tả khung cảnh, hành động của ông đồ. + Nêu cảm nhận của em khi đọc những dòng thơ: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. + Hai khổ thơ cuối đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? + Hình ảnh ông đồ ở 2 khổ thơ sau và 2 khổ thơ có gì giống và khác với hai khổ thơ trước?
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Sự đối lập của hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu đã phản ánh điều gì trong đời sống văn hoá của dân tộc?
- GV yêu cầu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bình: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý chính là thời kỳ chữ nho được coi trọng, là vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt: Cái thời mà mọi người đều yêu thích, mê chuộng chữ nho. Mỗi khi tết đến người ta thi nhau đi sắm câu đối, hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ để trang hoàng trong nhà. Nhưng rồi chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở thành hết thời, Tết đến người ta vẫn đua nhau sắm tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối tết. Ông đồ cố bám lấy sự sống, cố bám lấy cuộc đời, nhưng dần dần cuộc đời quên hẳn ông. Nếu trước đây ông đồ là trung tâm chú ý của mọi người, là đỉnh cao của sự ngưỡng mộ, thì giờ đây ông bị rơi vào sự vô tình lãng quên của mọi người. Con người đã lạnh lùng từ chối một giá trị, một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc. Hình ảnh ông đồ chính là “ di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” – nói như lời của tác giả. Và nhà thơ Tú Xương cũng đã phản ánh sự suy tàn của chữ nho: “ Nào có hay gì cái chữ nho Ông nghè, ông cống cũng nằm co…” | 2. Ông đồ thời Nho học lụi tàn - Khung cảnh: + Mỗi năm mỗi vắng => Miêu tả không gian, cho thấy sự tàn lụi của Nho học ngày càng rõ nét. + Người thuê viết nay đâu? => Câu hỏi tu từ để hỏi thời thế cũng chính là tự vấn bản thân. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình: + Giấy đỏ, mực, nghiên buồn bã => Những hình ảnh gợi sự cô đơn, buồn tủi của đồ vật hay cũng chính là của con người. + Lá vàng rơi, mưa bụi bay => Những hình ảnh tả cảnh ngụ tình, gợi lên nỗi lòng của ông đồ. Lá vàng rơi gọi sự cô đơn, tàn tạ, chia li; mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo, buồn bã. Miêu tả khung cảnh cũng chính là miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi của số phận. - Hành động: ông đồ vẫn ngồi đấy. à Nỗi buồn tủi của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác.
- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “mỗi”; nhân hóa “giấy đỏ buồn”, “nghiên sầu”; câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?”
=> Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời. => Ông đồ thời suy tàn.
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nỗi niềm của tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối và trả lời: + Khổ thơ cuối lặp lại những hình ảnh nào đã có ở khổ thơ đầu? Ý nghĩa của sự lặp lại đó? + Tại sao tác giả lại gọi ông đồ là “ông đồ xưa” ? “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. + Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 2 câu cuối bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | 3. Nỗi niềm của tác giả - Kết cấu đầu cuối tương ứng (Hình ảnh hoa đào) chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu” . à Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ.
- Ông đồ xưa: Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng, vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. => Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ với lớp người đã cũ… Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt.
- Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. |
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: + Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. - Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại - Xây dựng những hình ảnh đối lập - Kết hợp biểu cảm, kể, tả. - Lời thơ gợi cảm xúc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Ông đồ đã học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời, chỉ ra sự đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
c. Sản phẩm học tập: HS viết câu trả lời vào vở.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.
Nội dung miêu tả | Quá khứ | Hiện tại |
Không gian |
|
|
Thời gian |
|
|
Tình cảnh của ông đồ |
|
|
Tâm trạng của ông đồ |
|
|
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời:
Nội dung miêu tả | Quá khứ | Hiện tại |
Không gian | Phố đông người qua -> Khung cảnh đông vui, náo nức khi xuân về | Không gian vắng lặng |
Thời gian | Mùa xuân với hoa đào nở | Mùa xuân |
Tình cảnh của ông đồ | Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài à ông đồ được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ tài năng | Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay à Ông đồ đã bị mọi người lãng quên |
Tâm trạng của ông đồ | “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay à tâm trạng đầy đắc ý vì được trọng vọng, ông mang hết tài năng của mình ra hiến cho cuộc đời | Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu à tâm trạng bẽ bàng, sầu tủi. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay -> Tâm trạng cô đơn, tàn tạ, buồn bã, tủi phận. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Ông đồ để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành tranh vẽ và chia sẻ hiểu biết về tục xin chữ mỗi dịp Tết.
c. Sản phẩm học tập: tranh vẽ của HS và kiến thức hiểu biết về tục xin chữ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
- GV hướng dẫn HS: đoạn văn có thể nêu lên một số ý sau
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2- 3 HS trình bày đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp. Chấm điểm cho bài văn đạt yêu cầu.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Ông đồ.
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 48
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều cả năm