Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 9: Tuỳ bút và tản văn (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Tuỳ bút và tản văn (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 9

TUỲ BÚT VÀ TẢN VĂN

Câu 1: Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản Trưa tha hương, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời

 “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát.”

Câu 2: Phân tích tác phẩm Trưa tha hương

Trả lời:

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện không gian ở Chúp khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà. Bối cảnh của câu chuyện này đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc nhưng lại có những âm thanh như ở quê nhà Việt Nam.

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi’ nhớ về những kỉ niệm lúc ở nhà: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm,tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”

Điều đó chứng tỏ tất cả những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn của nhân vật tôi, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào thì vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ đặc sắc của tác giả giúp hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên đầy sinh động, gần gũi, nên thơ, đan cài với cảm xúc nhớ nhung và tự hào của nhân vật.

Thông qua tác phẩm Trưa tha hương, ta có thể nhận thấy rằng quê hương luôn là điều tuyệt vời nhất với mỗi người, dù đi xa đến đâu thì hình bóng, âm thanh quen thuộc của quê hương sẽ luôn ngự trị trong trái tim của ta.

Câu 3: Nêu giá trị nội dung văn bản Trưa tha hương

Trả lời:

“Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Qua đó nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

Câu 4: Tiếng hát ru đã làm nhân vật nhớ tới cái gì?

Trả lời:

+ Nhà và những kỷ niệm lúc ở nhà.

+ "Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương".

Câu 5: Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Cư

Trả lời:

- Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huế Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con. Để ông có thể được học hành đàng hoàng cha mẹ đã rất vất vả, cố gắng

- Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo Trần Cư cộng tác lâu dài nhất. Trên tờ báo này, ông chủ yếu đăng các tác phẩm văn học như truyện ngắn, ký, tùy bút. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)…

Câu 6: Bố cục văn bản Cây tre Việt Nam gồm mấy phần

Trả lời:

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”:Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam.

Câu 7: Tre có chức năng gì trong chiến đấu.

Trả lời:

Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo vệ con người

Câu 8: Vị trí của cây tre đối với đất nước trong tương lai như thế nào?

Trả lời:

- Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,…

- Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 9: Dựa vào văn bản "Cây tre Việt Nam", em hãy cho biết: Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của  dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người việt nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thủy chúng, cần cù dũng cảm, kiên cường, bất khuất và đoàn kết. Tre có sức sống mãnh liệt: vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre vươn môc mạc. Rồi tre lớn lên, nó cứng cáp, dẻo dai vững chắc. Hơn thế nó còn làm nên nét đẹp trong đời sống tình cảm và văn hóa của con người. Tre bất khuất như người, cùng người chiến đấu để giữ từng tấc đất tấc vàng. Tre thiêng liêng và gần gũi như vậy nên Thép Mới đã viết cây tre được coi là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Câu 10: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu, là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật:

- Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.

- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

Câu 11: Trong văn bản, tác giả đã khẳng định: "Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng  cốt sắt. Nhưng nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi với chúng ta, vui hạnh  phúc, hòa bình." Em có suy nghĩ như thế nào về điều này?

Trả lời:

 Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam

     + Tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu

     + Tre là vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam

  Tác giả ngợi ca cây tre thông qua việc phân tích vẻ đẹp, công dụng riêng của tre bằng lời văn tha thiết, những câu cảm thán. Cây tre là người bạn của con người. Cây tre là một vị anh hùng luôn chiến đấu với con người. Cây tre là một người bạn tốt của con người.

Câu 12: Tác giả Thép Mới đã viết: "Tre già măng mọc. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa." Qua nhận định này, em hiểu nhà văn muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm gì?

Trả lời:

Tác giả muốn gửi gắm: các em sẽ là tương lai của đất nước, sẽ là người xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh tiếp bước cha anh.

Câu 13: Tìm chi tiết cho thấy tính cách yêu thương chồng con của dì Bảy

Trả lời:

+ Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.

+ Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.

Câu 14: Nhân vật dượng Bảy có gia cảnh như thế nào?

Trả lời:

Dượng Bảy người Tam Kỳ (Quảng Nam), mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới

Câu 15: Trong văn bản, tác giả Huỳnh Như Phương đã thể hiện những tình cảm nào đối với nhân vật dì Bảy? Những chi tiết nào trong văn bản giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Có thể thấy rằng, nhân vật dì Bảy mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy sinh, tấm lòng thủy chung son sắc. Dượng Bảy và dì Bảy chỉ mới kết hôn được một tháng, đây là giai đoạn tình cảm vợ chồng vẫn còn mặn nồng, gắn bó. Dù vậy, dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng tập kết ra Bắc, đôi người đôi ngả. Ở đây, có thể thấy được sự hy sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước. Dì đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hạnh phúc của cá nhân. Điều đó khiến người đọc thêm cảm phục trước tấm lòng của nhân vật này.

Không chỉ vậy, dì Bảy còn là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Trong những năm xa cách, dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. Mỗi khi nhận được thư của chồng, dì lại cảm thấy hạnh phúc, hy vọng đến ngày được đoàn tụ. Hình ảnh khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Dượng Bảy đã hy sinh, ngày hòa bình lặp lại, dì đã bốn mươi tuổi, nhưng vẫn có người đàn ông để ý đến dì. Dù vậy, lòng dì Bảy đã không còn rung động. Dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời.

Có thể thấy rằng, dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam thuở còn chiến tranh cho chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Từ đó, mỗi người cần có thái độ tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.

Câu 16: Nêu những đặc điểm giúp em nhận diện văn bản "Người ngồi đợi trước hiên nhà" là một bài tản văn.

Trả lời:

Đây là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.

Câu 17: Viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt và chỉ rõ các từ hán việt đó

Trả lời:

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khốc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.

Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh

Câu 18: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

  1. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.

  2. Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

  3. Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Trả lời:

  1. Từ dùng sai: tri thức

Sửa lại: thay bằng từ “kiến thức”

  1. Từ dùng sai: hàn sĩ

Sửa lại: thay bằng từ “nho sĩ”

  1. Từ dùng sai: yếu điểm

Sửa lại: thay bằng từ “khuyết điểm”

Câu 19: Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Trả lời:

- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Câu 20: Vai trò của từ Hán Việt gồm?

Trả lời:

- Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã

- Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng,..)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay