Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 1

TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Trần Hữu Thung

Trả lời:

-  Trần Hữu Thung (1923- 1999)

-  Quê quán: Nghệ An

-  Phong cách nghệ thuật: Thơ ông mộc mạc, dân dã, chân chất hồn quê

-  Tác phẩm chính: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971)….

Câu 2: Thông điệp của tác phẩm là gì?

Trả lời:

 Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mới là những mầm non. Bởi mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.

Câu 3: Khi hạt thành cây, tác giả muốn gợi cho ta liên tưởng gì?

Trả lời:

- Hạt thành cây: “nở vài lá bé”, “bập bẽ”

→ Hình ảnh hạt lớn lên thành cây khiến ta liên tưởng tới quá trình lớn lên của đứa trẻ con, bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên…

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:

"Mầm kiêng gió bắc

Kiêng nhất mưa giông

Nghe mầm mở mắt

Đón tia nắng hồng?"

Trả lời:

Biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ

Tác dụng; Để miêu tả một cách vô cùng sống động quá trình nảy mầm và phát triển từ hạt thành cây. Qua đó thể sự quan sát chăm chút cũng như tình cảm yêu thương trìu mến nâng niu của tác giả đối với những mầm cây và hy vọng chúng lớn thành những cây to làm màu xanh cho đất.

Câu 5: Phân tích tác phẩm Lời của cây

Trả lời:

Bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Với cách dẫn dắt thú vị cùng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, tác giả đã gợi lên quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm cây, qua đó bày tỏ tình cảm của mình với cỏ cây thiên nhiên.

Bài thơ có 6 khổ, được viết theo thể thơ bốn chữ, mỗi khổ thơ là mỗi bước sinh trưởng của mầm cây. Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh chiếc hạt gieo mình xuống đất, nằm lặng thinh trong hơi ấm của đất mẹ. Qua khổ thơ thứ hai, hạt bắt đầu nảy mầm, nhú lên những giọt sữa trong ngần. Ta như nghe thấy những thanh âm thầm thì của mầm non. Rồi chiếc mầm non nớt dần lớn lên dưới sự ưu ái, chăm sóc, nâng niu của mẹ thiên nhiên và những tia nắng mặt trời dịu nhẹ, ấm áp. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút. Nhà thơ đã lắng nghe được tiếng “bập bẹ” từ lá, từ láy “bập bẹ” đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng đến giai đoạn tập nói. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngày mai – một ngày mai tràn đầy màu xanh tươi mới của cây gợi lên một sự sống trường tồn, bất diệt. . Đến khổ thơ cuối cùng, cây trưởng thành và cất tiếng nói của mình, hoà vào mẹ thiên nhiên nhiên, hiểu được vai trò của mình trong việc tạo nên màu xanh cuộc đời. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được tác giả vận dụng tinh tế “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt”,… kết hợp cùng các động từ “nghe”, “ghé tai”,… không chỉ tạo nên nét sinh động của thiên nhiên mà còn thể hiện được những cảm xúc thương yêu trìu mến của tác giả với những mầm cây.

Bài thơ với những vần thơ hồn nhiên, trong sáng, hình ảnh thơ gần gũi đã gợi lên trong em nhiều cảm xúc khó tả. Gấp trang sách lại, những vần thơ “Lời của cây” vẫn còn đọng mãi trong tâm trí em. Em thấy mình cần phải biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, nâng niu những mầm xanh sự sống của cuộc đời. “Lời của cây” là một trong những bài thơ mang đậm phong cách thơ của Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thầm nhuẫn chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây.

Câu 6: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh

Trả lời:

- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm: 1942

- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.

- Ông tham gia Ban chấp hành hội nhà văn khóa III, IV, V.

- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.

- Từ năm 2005 ông là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Năm 2010, ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Câu 7: Mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu là gì?

Trả lời:

Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu

Câu 8: Em hãy giải thích nhan đề “Sang Thu”

Trả lời:

“Sang thu” là một nhan đề lãng mạn, giàu sức gợi. Là “Sang thu” chứ không phải “Thu sang”. Dường như ngay từ nhan đề tác giả đã muốn nhấn mạnh sự chuyển biến: đất trời sang thu, đời người cũng sang thu.

+ Với nhan đề “Sang thu”, tác giả Hữu Thỉnh đã ghi lại bước đi rất khẽ của thời gian, ghi lại những chuyển biến của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu. Từ đó ta còn cảm nhận về một tâm hồn yêu thiên nhiên, một hồn thơ rất đỗi nhạy cảm, tinh tế của Hữu Thỉnh.

+ Nhan đề còn gửi gắm những suy tư, triết lí của tác giả về con người khi bước vào tuổi trung niên - mùa thu của cuộc đời.

Câu 9: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài "Sang thu"?

Trả lời:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu bài "Sang thu":

    - Biện pháp đảo ngữ:

       + Sử dụng động từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.

    - Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình → Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.

Câu 10: Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?

Trả lời:

Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì:

    + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng - theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.

    + “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.

    + Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.

Câu 11: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Hùng

Trả lời:

- Vũ Hùng sinh năm 1931

- Quê quán: Làng Láng, Cầu Giấy

- Cuốn sách đầu tay của Vũ Hùng là cuốn Mùa săn trên núi ra đời năm 1961.   Trong suốt sự nghiệp, ông đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

-  Ông hai lần được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng: cuốn Sao Sao (1982) và cuốn Sống giữa bầy voi (1986).

Câu 12: Em hãy tóm tắt văn bản Ông Một bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức nghe về câu chuyện cảm động giữa con voi của Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ đề đốc, nhớ căn nhưng nó vẫn chăm chỉ giúp người quản tượng làm việc. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng, ông quản tượng mở tiệc đón voi. Được mười năm, ông quản tượng qua đời, khi con voi về nó rống gọi, nó buồn bã, rền rĩ bỏ đi…

Câu 13: Tìm chi tiết nói lên Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực

Trả lời:

- Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc.

- Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”

- Nó bỏ ăn: không đụng một “ngọn mía”, “sợi cỏ”

Câu 14: Tình cảm của người quản tượng dành cho con voi thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

- Thay ông Đề đốc chăm sóc cho con voi

- Coi voi như con em mình, vỗ cho nó ăn: “hai vác mía to”, “hai thùng cháo”

- Quyết định thả voi về rừng vì muốn nó tự do

- Khi nó về làng, luôn ân cần, thiết đãi nó no nê

Câu 15: Em hiểu thế nào về mối quan hệ giữa người và thế giới tự nhiên qua đoạn trích trên

Trả lời:

 Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.

Câu 16: Phó từ là gì?

Trả lời:

Phó từ là: các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Câu 17: Nêu một vài ví dụ về phó từ.

Trả lời:

– Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

– Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.

Câu 18: Em hãy giới thiệu vài nét về nhà thơ Huy Cận

Trả lời:

- Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

- Quê quán: Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Phong cách nghệ thuật : thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

- Tác phẩm chính: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Kinh cầu tự ...

Câu 19: Em hãy chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

Cánh đập trời xanh

Cao hoài, cao vợi

Tiếng hót long lanh

Như cành sương chói.

Trả lời:

 Hình ảnh so sánh: Tiếng hót của chim như “cành sương khói”

 → Chim chiền chiện được bay lượn tự do dưới bầu trời rộng bao la nên cảm thấy rất vui.

Câu 20: Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho ta những gì?

Trả lời:

Tiếng hót của chiền chiện gợi cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, tự do. Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho con người cảm thấy yêu cuộc sống, yêu con người hơn.

=> Giáo án tiết: Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay