Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 2

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Câu 1: Em hãy liệt kê một số dấu câu em biết.

Trả lời:

Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng,...

Câu 2: Dấu chấm lửng là gì?

Trả lời:

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là …

Câu 3: Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Câu 4: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các ví dụ dưới đây

a, Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…

b, Thầy Ha men đứng trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế…

c,

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà

Ra thế

Lượm ơi!...

d, Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngắc ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…

Trả lời:

Tác dụng của dấu chấm lửng:

a, Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật khác, sự việc khác chưa liệt kê hết.

b, Dấu chấm lửng thể hiện sự xúc động của học trò trước hình ảnh của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng

c, Dấu chấm lửng diễn tả nỗi đau kéo dài khi nghe tin Lượm hi sinh.

d, Sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy chim cắt của nhân vật “tôi”

Câu 5: Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân", ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."

Trả lời:

Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ.

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.

Đó có thể là:

- Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

- Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Câu 6: Viết đoạn văn sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

Câu 7: Văn bản "Chó sói và chiên con" ám chỉ những hiện tượng nào trong cuộc sống? Bày tỏ quan điểm của em về những việc làm đó.

Trả lời:

Văn bản "Chó sói và chiên con" ám chỉ những hiện tượng ỷ mạnh hiếp yếu là một thói xấu đáng bị lên án. Cần phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những người yếu đuối, hiền lành, lên án thói hung hăng, độc ác.

Câu 8: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Trả lời:

- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con:

+ Khi thấy chiên đang uống nước tại dòng suối, sói đã thét vang dữ dội rằng sao dám cả gan vục mõm vào nước uống của nó. Chiên thấy vậy, bèn xin sói nguôi giận và đáp rằng nước nó uống cách xa nơi đây hai chục bước.

+ Sói tiếp tục kiếm chuyện nói về năm ngoài chiên còn nói xấu nó. Chiên liền đáp khi đó nó chưa ra đời.

+ Sói nghe được liền đổ lỗi tiếp cho anh em nhà chiên. Chiên lại đáp rằng nó không có anh em.

+ Sói bực tức nên lôi cả một mống nhà chiên ra để đáp và nói cần phải báo thù. Vừa dứt lời, sói đã nhai chọn con chiên nhỏ.

- Qua đó, ta thấy được đặc điểm tính cách của hai nhân vật:

+ Chó sói: mưu mô, xảo quyệt.

+ Chiên con: ngây thơ.

Câu 9: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả La Phông-ten

Trả lời:

- La Phông-ten (1621- 1695)

- Là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp

- Tác phẩm chính: Con cáo và chùm nho, Thỏ và rùa …

Câu 10: Nêu bố cục tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu… mặt vùi trong cát  : tình huống hai người bạn gặp gấu

- Phần 2: Còn lại : kết quả và bài học rút ra

Câu 11: Nêu tình huống truyện của “Chó sói và chiên con”

Trả lời:

- Đầu truyện giới thiệu con chó sói hung hăng, nhiều lý lẽ

- Con sói đói bụng  đang tìm thức ăn gặp chiên con

- Chiên con đang uống nước bên bờ suối

- Sói kiếm chuyện với chiên con

- Cho rằng dòng nước là của mình và chiên con đang làm vẩn đục

+ Sao mày dám cả gan vục mõm

+ Làm đục ngầu nước uống của ta?

- Tội nghiệp cho chú chiên con vô tội

- Dùng những lời lẽ van xin biết mình là kẻ yếu

+ Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận

+ Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể

- Chiên con cố gắng giải thích trước những lời buộc tội vô kế của Sói

- Sói cũng không từ bỏ tiếp tục đưa ra hàng loạt  cái kế không có thật để bắt nạt chiên con

- Từ đó để chiên con khuất phục trước mình

- Kết quả chú chiên con đáng thương bị chó sói ăn thịt

Câu 12: Phân tích tác phẩm Thầy bói xem voi

Trả lời:

       Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện Thầy bói xem voi là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

       Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.

       Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa". Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cái đòn càn". Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc". Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột nhà". Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sể cùn".

       Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng.

       Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi - hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toác đầu, chảy máu'' làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!

       Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.

       Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.

Câu 13: Các thầy bói đã “Xem voi” như thế nào?

Trả lời:

- "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ":

+ Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa.

+ Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.

+ Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.

+ Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.

+ Thầy sờ đuôi: tùn tun như cái chổi sể cùn.

Câu 14: Em hãy so sánh nét cơ bản giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích

Trả lời:

- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lý được gửi gắm trong đó.

- Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kỳ, những sự việc kỳ lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Câu 15: Hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ phản ánh kinh nghiệm tương tự truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

- Khôn nhà dại chợ

- Thùng rỗng kêu to

- Coi trời bằng vung

- Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giỏi hơn ta

Câu 16: Em hãy xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Trong văn bản 1, 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Văn bản 1: Châu chấu "đá" xe.

+ Văn bàn 2: Con sắt "đập ngã" ông Đùng.

- Khi sử dụng biện pháp này, người đọc có thể thấy ý nghĩa của 2 văn bản được truyền tải thú vị: mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.

Câu 17: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống.

Câu 18: Em hãy phân tích câu tục ngữ số 1.

Trả lời:

Ý câu tục ngữ muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra. Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu Thế mà ván cờ lại lật ngửa: xe nghiêng, nghĩa là mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.

Câu 19: Chân, tay, tai, mắt so bì với lão Miệng như thế nào?

Trả lời:

- Cô Mắt đưa ra ý kiến với cậu Chân, cậu Tai “ Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?”

- Cậu chân, cậu Tai đều rất đồng tình. Họ dẫn nhau đi và qua nhà bác Tai và cũng nói như vậy. Bác Tai cũng rất đồng ý và cả bọn đến nhà lão Miệng.

- Họ kéo nhau đến nhà lão Miệng, đến không chào hỏi và nói luôn ý định “ Từ nay, chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa” của mình mặc cho lão Miệng có nhẹ nhàng, từ tốn.

Câu 20: Việc so bì đã dẫn tới hậu quả như thế nào?

Trả lời:

- Một ngày, hai ngày, ba ngày cả bọn đều thấy mệt mỏi, rã rời.

- Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước.

- Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được

→ Cả bọn lừ đừ mệt mỏi suốt bảy ngày liền.

=> Giáo án tiết: Văn bản 2 - Những tình huống hiểm nghèo - Hai người bạn đồng hành và con gấu, chó sói và chiên con

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay