Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 3

NHỮNG GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG

Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt là?

Trả lời:

- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.

- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.

Câu 2: Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.

Trả lời:

- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).

- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).

Câu 3: Tìm và giải thích từ đồng nghĩa trong các câu sau:

  1. Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  1. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

  1. Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

Trả lời:

  1. – “tiên triều”: đời trước

    – “Hàn sĩ”: người học trò nghèo

  1. – “khoan dung”: rộng lòng tha thứ, bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của người khác

    – “hiếu sinh”: quý trọng sinh mệnh, tránh động đến sự sống của vạn vật

  1. “nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tử bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

  1. Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

  2. Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới đề rút ra nhận xét về sự thay thế này.

  3. Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

Trả lời:

  1. 5 từ Hán Việt trong đoạn văn:

– Nhất sinh: cả một đời

– Quyền thế: quyền hành và thế lực

– Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt

– Liên tài: biết quý cái tài

– Thiên hạ: Tất cả những gì trong trời đất.

  1. Ví dụ, thay thế từ “nhất sinh”:

“Ta cả một đời không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.”

  1. Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được một cách chính xác nhất thông điệp của tác giả.

Câu 5: Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Trả lời:

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nhắc nhở con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong môi trường sung sướng, hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.

Câu 6: Viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt và chỉ rõ các từ hán việt đó

Trả lời:

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khốc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.

Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh

Câu 7: Nhân vật em bé đề cao trí tuệ nhân dân qua lần thử thách cuối như thế nào?

Trả lời

Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang.

→ Em bé trong truyện là người thông minh, có khả năng quan sát tin tưởng, ứng phó mau lẹ, bình tĩnh và bản lĩnh trong ứng xử

Câu 8: Em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của người viết dành cho nhân vật "em bé" được nói tới trong đoạn trích?

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của người viết dành cho nhân vật "em bé" đó là yêu mến, cảm phục.

Câu 9: Theo em, kết truyện "Chú lính chì dũng cảm" có thể thay đổi theo hướng nào khác? Cho ví dụ.

Trả lời:

Chú lính chì dũng cảm đã sống sót qua đám cháy ấy và sống hạnh phúc.

Câu 10: Tác giả đưa ra nhận xét gì về cái kết của truyện Chú lính chì dũng cảm

Trả lời:

- Tác giả đã đưa ra nhận xét về cái kết đặc biệt của truyện

+ Dập tắt hy vọng về một kết thúc có hậu về một câu chuyện cổ tích

+ Phải nhìn nhận nghiêm túc để tìm ra mặt trái cách giải quyết có hiệu quả

+ Chúng ta sẽ xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn.

Câu 11: Bố cục văn bản Chú lính chì dũng cảm chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu…. An- Đéc-  Xen: giới thiệu về nhân vật trong tác phẩm

- Phần 2: Tiếp theo…một chân duy nhất: phân tích nhân vật và cảm xúc của tác giả

- Phần 3: Còn lại:lời cảm ơn, nhận xét tác phẩm

Câu 12: Em hãy tóm tắt văn bản Chú lính chì dũng cảm

Trả lời:

Cô bé 14 tuổi viết bức thư cho chú lính chì trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An- Đéc- Xen. Giới thiệu về hoàn cảnh đặc biệt của chú lính chì này về những phẩm chất đẹp không khuất phục hoàn cảnh của chú. Bày tỏ sự tình cảm của cô bé với nhân vật này.

Câu 13: Các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ “Trong đầm già đẹp bằng sen” được tác giả phân tích theo trình tự nào?

Trả lời:

Bài thơ "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen" có các chi tiết, hình ảnh và từ ngữ được phân tích theo trình tự như sau:

Đầu tiên, tác giả nhắc đến hình ảnh của đầm sen, miêu tả nó như là một bức tranh tự nhiên với những cánh sen trắng tinh khôi nổi bật trên mặt nước.

Tác giả tiếp tục phân tích về sắc thái của hoa sen, ví von nó như là "tuyệt tác" của thiên nhiên với vẻ đẹp thanh nhã, sang trọng và đầy ẩn ý.

Sau đó, tác giả đưa ra luận điểm rằng hình ảnh hoa sen

Câu 14: Thông qua bài ca dao, người lao động Việt Nam hiện lên như thế nào?

Trả lời:

 Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình.

→ Đó chính là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao. Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về hình ảnh hoa sen trong thơ ca Việt Nam.

Trả lời:

Xứ sở mặt trời mọc Nhật Bản nổi tiếng với hoa anh đào thơ mộng, xứ Ba Lan nổi tiếng với hoa hồng xinh đẹp. Đất nước Việt Nam anh hùng lại tự hào biết bao với quốc hoa dân tộc – hoa sen. Đó là loài hoa mà triệu triệu trái tim, ai cũng yêu cũng quý.

Từ những ngày thơ bé, em đã yêu hoa sen qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ – những lời ru, những câu ca dao đã đi cùng năm tháng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:

“ Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen thanh cao biết nhường nào, bùn đen hôi tanh và nhơ nhuốc cũng chẳng thể làm mất đi vẻ thanh cao, bình dị của nó. Trong đầm lầy, hoa sen lặng lẽ đứng đó mà toát lên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Dọc theo chiều dài của Tổ quốc thân yêu, khắp mọi miền quê từ Nam ra Bắc, ở nơi đâu ta cũng có thể thấy được hình dáng hoa sen kiên cường từ dưới bùn, vươn lên cao như đón nhận những điều tươi đẹp nhất của cuộc sống.

Mỗi mùa hè, cả mặt đầm, mặt ao rộng lớn sẽ phủ đầy những chiếc lá sen xanh mướt, to như muốn hứng trọn những giọt sương long lanh mỗi sớm ban mai. Những búp sen nho nhỏ xinh xắn lấp ló nhô lên. Giữa tấm áo xanh tràn đầy hơi thở cuộc sống, một ngày kia, em ngỡ ngàng nhận ra hoa sen đã nở rộ. Đẹp làm sao những cánh hoa ép sát vào nhau, phơn phớt một màu hồng như má người thiếu nữ thơ ngây! Hương sen nhè nhẹ, dịu dàng len lỏi, thấm vào lòng người, khoan khoái đến lạ kỳ. Đài sen nằm gọn trong những cánh hoa, chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượng trưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh và vững bền.

Hoa sen là quốc hoa của dân tộc Việt Nam, là loài hoa biểu tượng cho con người Việt Nam, đồng thời cũng gắn bó gần gũi với cuộc sống của con người. Hoa sen kiên cường vươn lên từ bùn lầy mà không lấm bẩn, không nhiễm hôi tanh giống như con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất, anh hùng vươn lên từ hiện thực cuộc sống khó khăn, từ chiến tranh hung tàn, khốc liệt để chiến đấu và chiến thắng vẻ vang.

Đời này qua đời khác, con người Việt giống như hoa sen, sống thanh cao, trong sạch, đáng quý biết mấy! Hoa sen hòa quyện vào đời sống sinh hoạt thường ngày, trở thành một phần của cuộc sống. Ngọt ngào lắm những bát chè hạt sen tự tay bà, tay mẹ, tay chị nấu! Ngọt bùi lắm những hạt cốm xanh cẩn thận gói trong lá sen – thứ đặc sản đã trở thành nét đặc trưng của Làng Vòng đất Hà thành! Và cả những chén trà được pha từ nước sương mai hứng trên lá sen cũng là thú vui tao nhã của bao người thưởng trà.

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Mai sau, khi thời gian đã qua đi, hoa sen vẫn sẽ mãi tỏa hương thơm dịu nhẹ của nó khắp mọi miền Tổ quốc.  m thầm lặng lẽ, hoa sen ủ ấp và giữ gìn những nét đẹp văn hóa tinh thần của cả dân tộc Việt, giữ cả niềm tự hào tha thiết cho những thế hệ trước và nhiều thế hệ sau.  

Câu 16: Bố cục văn bản Chiếc lá cuối cùng chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “ấn tượng cho bạn đọc”: Giới thiệu vấn đề

- Phần 2: Tiếp đến “chủ đề của truyện ngắn này”: Phân tích, lí giải sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả về sức hấp dẫn còn mãi với thời gian của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Câu 17: Tìm chi tiết nói lên sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng

Trả lời:

+ Nhân vật Giôn-xi bị bệnh “sưng phổi nặng”, cô đã đếm từng chiếc lá và tuyệt vọng nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ chết.

+ Tác giả đã không để cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống.

+ Tâm trạng của Giôn-xi được vực dậy khi thấy chiếc lá vẫn còn đó: cô “đòi ăn cháo”, “uống sữa”, “muốn soi gương”, “đi du lịch”

Câu 18: Phân tích tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

Trả lời:

O'Henry là nhà văn Mỹ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác... O'Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện "Chiếc lá cuối cùng".

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kỹ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.

Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chỉ vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác... Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chỉ sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.

Cụ Bơ-men là một họa sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hy vọng. Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, không hé răng cho ai biết ý định của mình. Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể chuyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người họa sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hy vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Câu 19: Câu chuyện có kết thúc bất ngờ như thế nào?

Trả lời:

+ Ở cuối truyện ngắn, người bạn Xu đã kể lại cho Giôn-xi biết về cái chết của cụ Bơ-mơn.

+ Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh nhưng chỉ sau một đêm vì cố gắng hoàn thành bức tranh vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên cụ đã qua đời sau đó.

→ Hành động của cao cả của cụ đã chứng minh: tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hy sinh thầm lặng.

→ Tình huống truyện độc đáo, bất ngờ mang tính nhân văn

Câu 20: Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể loại nghị luận văn học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay