Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 3: Nhân hóa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận  bài 3: Nhân hóa . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HÓA

(12 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

Trả lời:

Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.

Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa? Kể tên?

Trả lời:

Có 3 kiểu nhân hóa. Đó là:

- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.

- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.

- Nói với sự vật như nói với người.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?

Nàng cỏ bé nhỏ hiên ngang trong gió bão, xanh tươi quanh năm, lại còn trổ những bông hoa xinh xắn.

Trả lời:

Sự vật được nhân hóa trong câu là: cỏ.

Câu 2: Biện pháp nhân hóa nào được sử dụng trong câu sau?

Xin chào, tớ là máy cẩu đây.

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu: Vật tự xưng như con người.

Câu 3: Từ nào trong câu dưới đây là từ chỉ người nhưng dùng để gọi vật?

Những chú cừu đang thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên rộng lớn.

Trả lời:

Từ chỉ người nhưng dùng để gọi vật trong câu là: chú.

Câu 4: Biện pháp nhân hóa nào được sử dụng trong câu dưới đây?

Em cún ơi! Về ăn cơm thôi!

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu: trò chuyện và xưng hô với con vật như con người.

Câu 5: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.

Trả lời:

Đại từ “ông” để gọi mặt trời, đại từ “chị” để gọi mây.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau?

Đứng đâu là cao đấy

Mà chẳng che lấp ai

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh

Da bạc thếch tháng ngày.

 

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

(Đặng Hấn)

Trả lời:

Nhân hóa cây cau giống như con người: chẳng che lấp ai, da bạc thếch tháng ngày, tấm lòng thơm thảo.

Câu 2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng miêu tả cây cau cũng giống như con người, có tình cảm và cảm xúc, tô đậm lên đặc điểm của cây cau.

Câu 3: Biện pháp nhân hóa nào được sử dụng trong câu thơ sau?

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu là: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Trả lời:

Những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất. Chúng được nhân hóa bằng cách gán những hoạt động của con người với sự vật làm cho chúng được hình dung có những hoạt động tương tự với con người. Câu 2: Chỉ ra sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng?

Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

(Theo Xuân Quỳnh)

Trả lời:

- Các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn: chuồn chuồn, bọ ngựa, cánh cam, cào cào, giang, dế.

- Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng: giúp cho thế giới loài vật trở nên gần gũi và sinh động hơn.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 3 Luyện từ và câu 1: Nhân hoá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay