Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tưởng

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tưởng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 7: HỌ HÀNG, LÀNG XÓM

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thế nào là tưởng tượng?

Trả lời:

Tưởng tượng là hoạt động tâm lí của con người nhằm tái tạo biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ sáng tạo hình tượng mới.

Câu 2: Em đã từng đọc những câu chuyện có yếu tố tưởng tượng nào? Kể tên.

Trả lời:

Em từng đọc các câu chuyện có yếu tố tưởng tượng như câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa, Quả Thị…

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

Trả lời:

Viết đoạn văn tưởng tượng là kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.

Câu 2: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định như thế nào?

Trả lời:

Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng được xác định dựa trên nhân vật và nội dung của một câu chuyện đã đọc.

Câu 3: Cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng?

Trả lời:

- Tạo được sự bất ngờ, thú vị…cho người đọc

- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động

Câu 4: Em hãy cho biết một số cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe?

Trả lời:

Một số cách biết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:

- Viết thêm chi tiết (lời, kể, tả…)

- Viết thêm lời thoại của nhân vật

- Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.

Câu 5: Khi viết đoạn văn tưởng tượng người đọc cần phát huy khả năng gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Một đoạn văn tưởng tượng thường gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Một đoạn văn tưởng tượng thường có 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Câu 2: Theo em, đoạn văn có chi tiết tưởng tượng sẽ trở nên như thế nào?

 Trả lời:

Đoạn văn có chi tiết tưởng tượng trở nên sinh động, gần gũi và hay hơn nhờ các chi tiết tưởng tượng đã nhân hóa nhân vật.

Câu 3: Viết đoạn văn tưởng tượng kể về cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu mến.

Trả lời:

Gợi ý:

- Đó là nhân vật cổ tích nào? (Ví dụ như: Tấm cám, Lọ Lem...)

- Mở đoạn: giới thiệu về tên câu chuyện và nhân vật cổ tích trong câu chuyện

- Triển khai: kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng theo các phương án

+ Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện

+ Viết tiếp đoạn kết...

- Kết thúc: nêu cảm nghĩ của em

IV VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời: 

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Sau khi viết xong cần chỉnh sửa như thế nào?

Trả lời:

Chính sửa:

- Trình bày rõ những điều đã tưởng tượng

- Nội dung tưởng tượng thể hiện sự sáng tạo.



=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 7 Viết 1: Trả bài tả cây cối

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay