Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 bài 6: Người thiếu niên anh hùng

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Người thiếu niên anh hùng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

ĐỌC: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Năm 1964, điều gì khiến Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm?

Trả lời:

Năm 1964, chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt nên Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.

Câu 2: Máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ngày tháng năm nào?

Trả lời:

Máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ngày 4 tháng 4 năm 1965.

Câu 3: Tình cảnh lúc ấy như thế nào?

Trả lời:

Người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn trẻ em.

Câu 4: Kể những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm.

Trả lời:

Những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm:

- Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom.

- Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.

- Thấy bom đạn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Câu 5: Nguyễn Bá Ngọc hi sinh năm bao nhiêu tuổi?

Trả lời:

Nguyễn Bá Ngọc hi sinh năm mười bốn tuổi.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?

Trả lời:

Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ vì:

- Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết.

- Khi tận mắt chứng kiến người bạn của mình chết vì trúng bom còn đau hơn trăm ngàn lần nỗi đau của việc mình bị thương.

- Ngọc quên đi bản thân mình để cứu ba em nhỏ.

Câu 2: Theo em, Ngọc sẽ cảm thấy như thế nào khi thấy bạn mình đã chết vì trúng bom?

Trả lời:

Ngọc cảm thấy đau lòng, thương xót cho bạn.

Câu 3: Nội dung của câu chuyện Người thiếu niên anh hùng là gì?

Trả lời:

Nội dung của câu chuyệnNgười thiếu niên anh hùng”: Ca ngợi lòng dũng cảm, nhân ái, quên đi bản thân để cứu người của Nguyễn Bá Ngọc.

Câu 4: Hành động Nguyễn Bá Ngọc cứu các em nhỏ bất chấp nguy hiểm thể hiện điều gì?

Trả lời:

Hành động Nguyễn Bá Ngọc cứu các em nhỏ bất chấp nguy hiểm thể hiện:

- Lòng nhân ái của người Việt Nam.

- Sự dũng cảm của người Việt Nam.

- Sự khốc liệt của chiến tranh.

Câu 5: Em thấy Nguyễn Bá Ngọc là người như thế nào?

Trả lời:

Nguyễn Bá Ngọc là một cậu thiếu niên dũng cảm, nhân ái, có lòng yêu nước nhiệt thành.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em cảm nhận như thế nào về chiến tranh?

Trả lời:

Chiến tranh rất tàn nhẫn, khốc liệt, tiếng bom đạn nổ ở khắp nơi. Chiến tranh gây ra nhiều đau đớn, mất mát.

Câu 2: Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?

Trả lời:

- Chiến tranh mang theo nhiều đau thương, mất mát.

- Phải cố gắng bảo vệ và gìn giữ độc lập dân tộc.

Câu 3: Tìm động từ trong câu dưới đây?

Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.

Trả lời:

Động từ trong câu là: đi học, sơ tán.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Là một học sinh, em làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình đất nước?

Trả lời:

Học sinh khi còn học trên ghế nhà trường cũng cần biết bảo vệ hoà bình qua những hành động nhỏ như:

- Biết học hỏi điều hay, lẽ phải từ người khác.

- Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh.

- Khi xảy ra xích mích cần biết bình tĩnh trao đổi giải quyết không gây gổ.

- Không được phân biệt đối xử với bạn bè.

- Giúp đỡ bạn bè trong học tập và những khi khó khăn.

- Chủ động can ngăn những hành động đánh nhau, bất đồng,…

- Tôn trọng những điều, thứ của người khác, không buông lời miệt thị.

- Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.

Câu 2: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những anh hùng có công với đất nước?

Trả lời:

Chúng ta phải nhớ ơn các anh hùng có công với đất nước, đồng thời tích cực học tập rèn luyện để gìn giữ hòa bình.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay