Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 bài 3: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 3: GIEO NGÀY MỚI

VIẾT: VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI VÀ ĐOẠN KẾT BÀI

CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

(12 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Có mấy cách viết mở bài cho bài văn kể lại một câu chuyện? Đó là những cách nào?

Trả lời:

Có hai cách viết mở bài trong bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe. Đó là:

- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…).

- Mở bài gián tiếp: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.

Câu 2: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện? Đó là những cách nào?

Trả lời:

Có hai cách viết kết bài trong bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe. Đó là:

- Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện.

- Kết bài mở rộng: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp?

(1) “Cô bé Lọ Lem" là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều đã từng được nghe kể.

(2) Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện “Tích Chu” hơn cả.

(3) Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu.

Trả lời:

- Mở bài trực tiếp: (1)

- Mở bài gián tiếp: (2), (3)

Câu 2: Xác định kiểu kết bài của mỗi đoạn dưới đây?

(1) Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

(2) Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. Cô bé Lọ Lem xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

(3) Câu chuyện Có bé Lọ Lem dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ, em được bước vào thế giới thần tiên ấy.

Trả lời:

- Kết bài mở rộng: (3)

- Kết bài không mở rộng: (1), (2)

Câu 3: Mở bài dưới đây thuộc kiểu nào?

Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…

Trả lời:

Mở bài trên thuộc kiểu mở bài gián tiếp.

Câu 4: Kết bài dưới đây thuộc kiểu nào?

Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. “Cô bé Lọ Lem” thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người.

Trả lời:

Kết bài trên thuộc kiểu kết bài mở rộng.

Câu 5: Nêu những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện?

Trả lời:

Những điềm cần lưu ý:

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Trả lời:

Câu trên có thể nằm ở phần kết bài trong bài văn kể chuyện.

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể chuyện?

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu, trong số đó em thích nhất câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.

Trả lời:

Câu trên có thể nằm ở phần mở bài trong bài văn kể chuyện.

Câu 3: Nếu trong bài văn xuất hiện các từ sau “chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó”, các từ này có tác dụng gì?

Trả lời:

Các từ này kết nối các sự việc với nhau và giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời:

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Tìm những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Trả lời:

Tìm các từ phù hợp.

Ví dụ: Hay, thú vị, thích thú, tuyệt vời, yêu thích, chán, thất vọng…

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay