Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 giữa kì 1 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

VIẾNG LÊ-NIN

Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.

Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:

- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.

Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.

Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.

Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:

- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?

 (Theo Giéc-ma-nét-tô)

Câu 1 (0,5 điểm). Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?

  1. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin.
  2. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a.
  3. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi?

  1. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn.
  2. Vì thấy anh chưa có áo ấm.
  3. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy?

  1. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh.
  2. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng.
  3. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc?

  1. Đó là một người yêu nước.
  2. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
  3. Đó là một người rất giản dị.
  4. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau và cho biết nó được nhân hóa bằng cách nào?

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

 

Trăng ơi… từ đâu đến

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa)

Câu 6 (2,0 điểm). Điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn:

Ha-ri Pót-tơ sở hữu những tố chất của một phù thủy vĩ đại với nhiều (1) ………. (tài nghệ, tài năng) đáng nể. Ngay những năm đầu học ở trường Hô-goát, những (2) ………. (khả năng, trí tuệ) đặc biệc của cậu đã sớm được bộ lộ. Ha-ri được thừa hưởng từ người cha của mình (3) ………. (thói quen, năng khiếu) điều khiển chổi bay. Cậu còn có (4) ………. (năng lực, sức lực) điều tra và rất (5) ………. (giỏi, quen) biến hình. Cậu cũng (6) ………. (nhanh chóng, nhanh trí) ứng biến trong mọi tình huống. Nhưng (7) ………. (sức khỏe, sức mạnh) lớn nhất của Ha-ri chính là trái tim ấm áp, (8) ………. (bao dung, bao bọc), giúp cậu cảm nhận được tình yêu thương và yêu thương mọi người.

(Theo Thanh Hà)

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (1,5 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em đã từng quan sát được.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

0,5

1,5

2

0

4,0

Luyện viết đoạn văn

1

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

1,5

 

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

 

 

 


 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

- Nắm được các cách nhân hóa.

 

1,5

C5.a

 

Kết nối

- Biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp.

 

0,5

C5.b, C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được hình thức của đoạn văn.

- Nêu được lí do yêu thích một câu chuyện.

- Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được con vật em đã quan sát được.

- Nêu được cảm nhận, suy nghĩ về con vật.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay