Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 1 bài 7: Sắc màu

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Sắc màu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 7: SẮC MÀU

ĐỌC: SẮC MÀU

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Sắc màu được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây?

hoa hồng, nắng, đêm, lá cây, hoàng hôn, rừng đại ngàn

Trả lời:

Những từ ngữ chỉ màu sắc của:

- Hoa hồng: đỏ

- Nắng: vàng

- Đêm: màu mực

- Lá cây: xanh

- Hoàng hôn: sẫm tối

- Rừng đại ngàn: nâu

Câu 3: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?

Trả lời:

Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm bình minh, hoàng hôn, ban đêm.

Câu 4: Nghĩa của từ “đại ngàn” trong bài thơ là gì?

Trả lời:

Từ “đại ngàn” có nghĩa là: Rừng lớn, có cây to lâu năm.

Câu 5: Tìm câu thơ trong bài thơ cho thấy thế giới có vô vàn sắc màu?

Trả lời:

Câu thơ cho thấy thế giới có vô vàn sắc màu:

Mắt nhìn khắp muôn nơi

Sắc màu không kể hết

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Sắc màu?

Trả lời:

Số tiếng trên mỗi dòng thơ là 5 tiếng.

Câu 2: Bài thơ Sắc màu mang giọng điệu như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ “Sắc màu” mang giọng điệu vui tươi, hồn nhiên, trong sáng.

Câu 3: Nội dung của bài thơ Sắc màu là gì?

Trả lời:

Nội dung của bài thơ “Sắc màu” là: Thể hiện các màu sắc trong bức tranh của bạn nhỏ về thế giới xung quanh.

Câu 4: Vì sao bạn nhỏ nói “Riêng đêm như màu mực / Để thắp sao trên trời…”?

Trả lời:

Bạn nhỏ nói Riêng đêm như màu mực / Để thắp sao trên trời…” là vì: màu mực là màu đen, màu đen làm cho màu trắng của sao trời trở nên nổi bật.

Câu 5: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh dùng để tả mỗi sự vật trong khổ thơ 2:

- Bình minh treo trên cây

- Thả nắng váng xuống đất

- Gió mang theo hương ngát

- Cho ong giỏ mật đầy.

Cách tả như vậy làm cho lời thơ thêm sống động, làm cho khung cảnh trở nên có hồn, tràn đầy sức sống.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ sau?

Em tô thêm màu trắng

Trên tóc mẹ sương rơi

Trả lời:

Bạn nhỏ muốn nói tới sự tần tảo, vất vả của người mẹ và tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ.

Câu 2: Em có cảm nhận gì về bạn nhỏ thông qua các màu sắc bạn nhỏ thể hiện?

Trả lời:

Bạn nhỏ ngập tràn niềm vui, niềm tin vào cuộc sống. Bạn nhỏ cũng yêu tha thiết cuộc sống xung quanh mình.

Câu 3: Tìm động từ có trong câu thơ sau?

Những đôi mắt biết nói

Vẽ màu biển biếc trong

Trả lời:

Những động từ có trong câu thơ là: biết, nói, vẽ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Em có cảm nhận gì về bức tranh của bạn nhỏ?

Trả lời:

Đó là cảm nhận của bạn nhỏ về thế giới xung quanh mình. Cảnh vật trong tranh gần gũi, quen thuộc. Màu sắc trong tranh tươi sáng.

Câu 2: Tìm những bài thơ cũng nói về màu sắc với giọng điệu vui tươi?

Trả lời:

“Gặt chữ trên non” của Bích Ngọc, “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh…

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 1 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay