Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 1: Yết Kiêu

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 1: Yết Kiêu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 1: YẾT KIÊU

ĐỌC: YẾT KIÊU

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha?

Trả lời:

Những chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha là:

- Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc: “Con đi đánh giặc đây, cha ạ!”.

- Người cha trách bản thân mình không giúp được gì cho đất nước: “Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được.”

- Yết Kiêu và cha nghĩ đến cảnh “nước mất nhà tan”: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan”.

- Người cha đồng ý cho Yết Kiêu đi đánh giặc: “Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi”.

Câu 2: Yết Kiêu xin nhà vua cái gì để đánh giặc?

Trả lời:

Yết Kiêu xin nhà vua một chiếc dùi sắt.

Câu 3: Yết Kiêu đánh giặc như thế nào?

Trả lời:

Yết Kiêu lặn xuống biển, dùi thủng chiến thuyền của giặc.

Câu 4: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.

Trả lời:

Các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc:

- “Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt”.

- “Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?” – “Phải”.

- “Phải là lẽ phải”.

- “Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!”.

- “Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt”.

- Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi.

Câu 5: Đại Việt là tên nước ta thời nào?

Trả lời:

Đại Việt là tên nước ta thời Trần.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

Trả lời:

Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Câu 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường.”?

Trả lời:

Vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất để dùi thủng chiến thuyền của giặc, Yết Kiêu còn có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Câu 3: Nội dung của bài đọc “Yết Kiêu” là gì?

Trả lời:

Nội dung của bài đọc “Yết Kiêu”: Ca ngợi sự dũng cảm và tài năng, cùng với lòng yêu nước của Yết Kiêu.

Câu 4: Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện được điều gì?

Trả lời:

Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện được dũng khí và sự khôn ngoan.

Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Yết Kiêu?

Trả lời:

Yết Kiêu là một người dũng cảm, mạnh mẽ, tài trí, yêu nước.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

Trả lời:

- Phải biết xây dựng đất nước.

- Phải biết bảo vệ tổ quốc.

- Phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ đất nước.

Câu 2: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Màn kịch thứ ba kết thúc trong chiến thắng của Yết Kiêu. Ông đã nhảy xuống nước trốn đi khi giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.

Câu 3: Tìm động từ và tính từ trong câu dưới đây?

Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt.

Trả lời:

- Động từ: làm, bắt.

- Tính từ: giỏi, khéo.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em có thể thấy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta xuất phát từ đâu?

Trả lời:

Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta xuất phát từ lòng yêu nước.

Câu 2: Là học sinh, em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

Trả lời:

- Rèn luyện sức khỏe.

- Chăm chỉ học tập.

- Tránh xa các tệ nạn.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay