Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 3: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 3: SÁNG THÁNG NĂM

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Trả lời:

Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Với đề bài: “Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.” cần làm gì ở phần thân bài?

Trả lời:

Phần thân bài cần thuật lại các sự việc theo trình tự thời gian hoặc thuật lại sự việc gắn với những địa điểm hoặc tình huống khác nhau.

Câu 2: Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần phải đọc soát lại điều gì?

Trả lời:

Khi viết xong bài văn thuật lại một sự việc, cần chú ý đọc soát lại:

- Trình tự sắp xếp các việc.

- Dùng từ, đặt câu.

- Chính tả, chữ viết.

Câu 3: Ý sau “Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia.”

có thể nằm ở nào của bài văn thuật lại một sự việc?

Trả lời:

Mỗi hoạt động tham gia cần nêu cụ thể địa điểm, thời gian tham gia có thể nằm ở phần thân bài của bài văn thuật lại một sự việc.

Câu 4: Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

Trả lời:

Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: đầu tiên, trước đó, sau khi, tiếp theo, sau đó, cuối cùng, thế rồi…

Câu 5: Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?

Trả lời:

Phần kết bài chia sẻ những cảm xúc mình đã trải qua khi chứng kiến hoặc tham gia sự việc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Sáng mồng 5 tháng 9, trường em chính thức tổ chức Lễ khai giảng để bắt đầu một năm học mới.

Từ trước đó một tuần, mọi người đã rục rịch chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa này rồi. Chúng em đến trường, cùng nhau dọn vệ sinh lớp học, nhận sách vở và áo quần đồng phục để chờ đến ngày khai giảng. Chúng em còn cùng nhau tập dượt cho buổi lễ khai giảng nữa.

Và rồi, trong sự mong chờ ngóng đợi của em cùng các bạn, ngày diễn ra lễ khai giảng đã đến. Từ 7h chúng em đã có mặt đông đủ để chuyện trò cùng nhau. Sân trường hôm nay khác lạ lắm. Những chiếc cờ và bóng bay được treo khắp nơi. Các thầy cô đều mặc áo dài và vest thật đẹp. Rất nhiều các thầy cô giáo cũ, các anh chị cựu học sinh, các cô chú phụ huynh cũng đến để tham gia buổi lễ. Bầu không khí hân hoan, rộn ràng náo nhiệt lạ lùng.

Đúng 8h, buổi lễ chính thức bắt đầu. Tiếng hát Quốc ca, Đội ca của tất cả mọi người đều vang lên. Xong xuôi, chúng em ổn định vị trí để bắt đầu phần tiếp theo. Đó là các lời phát biểu của thầy cô, anh chị về cảm xúc trong ngày tựu trường và những mong muốn, mục tiêu cho năm học mới. Giữa các phần phát biểu là các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các thầy cô và các anh chị biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và hấp dẫn, khiến mọi người vỗ tay không ngớt. Cuối buổi lễ, chính là phần tuyên bố bắt đầu năm học mới và tiếng trống khai trường của thầy hiệu trưởng.

Kết thúc buổi lễ, chúng em trở về lớp để nhận thời khóa biểu rồi mới trở về nhà. Bạn nào cũng vui vẻ và phấn khởi. Lễ khai giảng thực sự là một sự kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học đối với em.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Bài văn trên kể về gì?

Trả lời:

Bài văn thuật lại buổi lễ khai giảng.

Câu 2: Các từ ngữ nào cho biết diễn biến của các sự việc?

Trả lời:

Các từ ngữ cho biết diễn biến của các sự việc: trước đó, và rồi, xong xuôi, cuối buổi lễ, kết thúc buổi lễ.

Câu 3: Người viết có cảm nhận gì về buổi lễ khai giảng?

Trả lời:

Người viết cảm thấy lễ khai giảng là một sự kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần lưu ý gì về cách sử dụng từ ngữ khi viết văn?

Trả lời:

- Từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, không viết sai chính tả.

- Từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu.

Câu 2: Những từ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong bài văn thuật lại một sự việc là gì?

Trả lời:

Tìm các từ phù hợp.

Ví dụ: vui, thích thú, phấn khởi, thoải mái, chán, tuyệt vời, choáng ngợp…

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay