Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 3: Sang tháng năm
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 3 bài 3: Sang tháng năm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍBÀI 3: SÁNG THÁNG NĂMĐỌC: SÁNG THÁNG NĂM
ĐỌC: SÁNG THÁNG NĂM
(15 câu)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Sáng tháng Năm được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2: Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ.
Trả lời:
Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ:
“Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt bắc lên thăm Bác Hồ”.
Câu 3: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào?
Trả lời:
Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh suối dài, nương ngô, Thủ đô gió ngàn.
Câu 4: Thủ đô gió ngàn được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Thủ đô gió ngàn chỉ rừng núi Việt Bắc – nơi Bác Hồ và Chính phủ làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 5: Hình ảnh Bác Hồ như một người cha tôn kính và cực kì gần gũi với mọi người được nhà thơ thể hiện qua câu thơ nào?
Trả lời:
Hình ảnh Bác Hồ như một người cha tôn kính và cực kì gần gũi với mọi người được nhà thơ thể hiện qua câu thơ:
“Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.”
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dựa vào đâu em nhận biết được thể thơ của bài thơ Sáng tháng Năm?
Trả lời:
Bài thơ có những cặp câu thơ cơ gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng, phối vần với nhau.
Câu 2: Bài thơ Sáng tháng Năm mang giọng điệu như thế nào?
Trả lời:
Bài thơ “Sáng tháng Năm” mang giọng điệu tự do, phóng túng.
Câu 3: Nội dung của bài thơ Sáng tháng Năm là gì?
Trả lời:
Nội dung của bài thơ “Sáng tháng Năm”: Bộc lộ tình cảm da diết và sự biết ơn to lớn của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu 4: Đoạn thơ mở đầu cho ta thấy điều gì?
Trả lời:
Đoạn mở đầu cho thấy:
- Cảnh phóng khoáng của chiến khu Việt Bắc.
- Sự náo nức, hồ hởi của tác giả khi được lên thăm Bác.
Câu 5: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc?
Trả lời:
Khổ thơ thứ hai cho chúng ta thấy sự đơn sơ, bình dị, mộc mạc trong nơi ở và làm việc của Bác Hồ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Bác Hồ to lớn, vĩ đại trong mắt tác giả cũng như trong mắt nhân dân Việt Nam.
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác của tác giả, của nhân dân Việt Nam.
- Cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
Câu 2: Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về Bác?
Trả lời:
- Bác là một người thanh cao, liêm khiết và chính trực.
- Bác sống rất giản dị.
- Bác yêu nước, thương dân, bác là một người cha của dân tộc.
Câu 3: Hình tượng thơ mang màu sắc gì?
Trả lời:
Hình tượng thơ mang màu sắc ca dao.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Qua bài thơ, em học thêm được điều gì từ bác Hồ?
Trả lời:
- Hãy sống giản dị, không màu mè.
- Yêu thương, tôn trọng những người bên cạnh mình.
Câu 2: Tìm một số bài thơ viết về Bác Hồ.
Trả lời:
Một số bài thơ viết về Bác Hồ: “Cháu thăm nhà Bác” của Vân Long, “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên,…
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3