Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chủ đề 4 bài 3: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: NHỮNG ƯỚC MƠ XANHBÀI 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONGVIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
(12 câu)
I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn tưởng tượng thường gồm những gì?
Trả lời:
Đoạn văn tưởng tượng thường có:
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
- Các câu tiếp theo:
Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
Câu 2: Nêu các cách viết đoạn văn tưởng tượng?
Trả lời:
Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,…
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Với đề bài “Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.” cần làm gì ở bước chuẩn bị?
Trả lời:
Ở bước chuẩn bị cần:
- Lựa chọn câu chuyện yêu thích.
- Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng.
Câu 2: Với phương án bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện Sự tích cây vú sữa thì có những cách nào?
Trả lời:
- Cách 1: Tả cụ thể tâm trạng nhớ mẹ của cậu bé và hành trình tìm mẹ vô cùng gian nan, cuối cùng cậu đã tìm được mẹ.
- Cách 2: Kể về sự thay đổi của cậu bé khi nhận ra lỗi lầm của mình: chăm chỉ làm lụng, tự giác làm theo lời mẹ khuyên bảo trước đây,…
Câu 3: Với phương án viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện Sự tích cây vú sữa thì có những cách nào?
Trả lời:
- Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.
- Cách 2: Các sự việc trong câu chuyện chỉ là do cậu bé ngủ mơ. Nêu cảm nghĩ của cậu khi nhớ lại giấc mơ đáng sợ đó.
Câu 4: Ở phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Những điều cần lưu ý:
- Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị,… cho người đọc.
- Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
Câu 5: Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe là gì?
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý:
- Từ ngữ sử dụng trong bài viết.
- Cách xây dựng tình huống.
- Các chi tiết trong câu chuyện.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Sau khi đọc xong bài “Ai tài giỏi nhất?” ở trang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một), một bạn nhỏ đã tưởng tượng và viết thêm đoạn kết cho câu chuyện. Đọc đoạn văn bạn nhỏ đã viết dưới đây và trả lời câu hỏi.
Sau khi nghe cừu nói, các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn. Đến một cánh đồng rộng, chúng nhìn thấy bác nông dân đang thu hoạch quả chín. Cừu nói:
- Chào bác. Chúng tôi đến đây để cảm ơn bác đã luôn che chở cho chúng tôi.
Bác nông dân mỉm cười thân thiện:
- Chính các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi. Gà đánh thức chúng tôi dậy mỗi sớm. Cây tỏa bóng mát. Mưa gió giúp mùa màng tốt tươi. Bò, cừu cho chúng tôi sữa… Nhờ có các bạn, cuộc sống của chúng tôi thật tươi đẹp. Cảm ơn các bạn!
Nghe bác nông dân nói, các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích. Từ đó, chúng luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để cuộc sống bên con người mỗi ngày thêm vui vẻ, hòa thuận.
(Anh Thảo)
Câu 1: Câu mở đoạn giới thiệu điều gì?
Trả lời:
Giới thiệu về nội dung của đoạn văn tưởng tượng.
Câu 2: Các câu văn tiếp theo kể về điều gì?
Trả lời:
Các câu văn tiếp theo kể về diễn biến của cuộc gặp mặt giữa bác nông dân và các loài vật.
Câu 3: Câu cuối đoạn văn nói điều gì?
Trả lời:
Câu cuối đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?
Trả lời:
Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là nhân vật và nội dung của câu chuyện đó.
Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?
Trả lời:
Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện:
- Sự cảm động, khâm phục nhân vật trong câu chuyện.
- Ca ngợi, tự hào về nhân vật trong câu chuyện đó.
- Coi thường, chế nhạo những hành vi không đúng đắn của nhân vật trong câu chuyện.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 3