Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 7: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý)
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 cánh diều.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 7: CHUNG SỨC ĐỒNG LÒNG
BÀI VIẾT 2: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
(Tìm ý, sắp xếp ý)
I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)
Câu 1: Thế nào là đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?
Trả lời:
Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội là đoạn văn trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân về một vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội
Câu 2: Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gồm mấy phần?
Trả lời:
Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội gồm có 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Mở đoạn: Nêu hiện tượng (sự việc) và ý kiến của em (tán hành hay không tán thành)
- Thân đoạn: Đưa ra những lí do giải thích cho ý kiến
- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến
Câu 3: Mục đích của việc viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội là gì?
Trả lời:
Câu 4: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội, cần nêu những gì?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (04 CÂU)
Câu 1: Tại sao việc tìm ý trước khi viết đoạn văn lại quan trọng?
Trả lời:
Việc tìm ý trước khi viết đoạn văn giúp người viết xác định nội dung chính, sắp xếp các ý hợp lý và trình bày rõ ràng ý kiến của mình.
Câu 2: Vì sao cần sắp xếp các ý trước khi viết đoạn văn?
Trả lời:
Cần sắp xếp các ý để đoạn văn mạch lạc, rõ ràng và thể hiện được đầy đủ quan điểm của người viết.
Câu 3: Tại sao phải nêu được quan điểm cá nhân khi viết về một hiện tượng xã hội?
Trả lời:
Câu 4: Các từ ngữ nào thường được sử dụng cho đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội?
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (01 CÂU)
Câu 1: Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn học sinh không làm bài tập về nhà.
Trả lời:
1. Tìm ý
* Nguyên nhân
- Lười học, thiếu động lực
- Quá nhiều bài tập, áp lực học tập lớn.
- Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn của gia đình.
- Ảnh hưởng từ bạn bè, môi trường xung quanh.
- Có những sở thích khác hấp dẫn hơn.
* Hậu quả
- Kiến thức không vững chắc, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Mất đi cơ hội rèn luyện kỹ năng tự học.
- Gây khó khăn cho việc theo kịp chương trình học.
- Mất điểm, bị khiển trách.
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
* Giải pháp
- Đối với học sinh:
+ Xác định mục tiêu học tập rõ ràng.
+ Lên kế hoạch học tập hợp lý.
+ Tự giác làm bài tập, chủ động tìm tòi.
+ Xây dựng thói quen học tập tốt.
+ Tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Đối với phụ huynh:
+ Tạo động lực cho con học tập.
+ Quan tâm, theo dõi việc học của con.
+ Hỗ trợ con trong quá trình học tập.
+ Tạo không gian học tập thoải mái.
- Đối với giáo viên:
+ Xây dựng bài giảng sinh động, hấp dẫn.
+ Đa dạng hóa hình thức bài tập.
+ Tạo cơ hội cho học sinh tương tác.
+ Khen thưởng, động viên học sinh.
2. Sắp xếp ý
* Mở đoạn: Giới thiệu chung về vấn đề học sinh không làm bài tập.
* Thân đoạn:
- Nguyên nhân: Trình bày chi tiết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
- Hậu quả: Nêu rõ những tác hại của việc không làm bài tập.
- Giải pháp: Đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục (đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên)
* Kết đoạn: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm bài tập và đưa ra lời khuyên.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------