Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 9: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: HƯƠNG SẮC TRĂM MIỀN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ có tác dụng gì?
Trả lời:
Liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ giúp cho các câu trong đoạn văn trở nên chặt chẽ, gắn kết với nhau hơn, tạo thành một khối thống nhất về nội dung.
Câu 2: Từ ngữ nào thường được lặp lại để liên kết các câu?
Trả lời:
Các từ ngữ thường được lặp lại để liên kết các câu có thể là danh từ, động từ, tính từ hoặc các từ chỉ thời gian, nơi chốn...
Câu 3: Để liên kết câu, các từ lặp lại trong câu đứng ở vị trí nào?
Trả lời:
Câu 4: “Mẹ nấu bún riêu rất ngon. Bún riêu là món ăn yêu thích của cả nhà.” Cách liên kết này là gì?
Trả lời:
Câu 5: Tìm từ được lặp lại trong đoạn văn sau:
Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn hình chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.
Trả lời:
II. KẾT NỐI (06 CÂU)
Câu 1: Vì sao cần phải sử dụng biện pháp lặp từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn?
Trả lời:
Sử dụng biện pháp lặp từ ngữ giúp cho đoạn văn trở nên liền mạch, tạo sự gắn kết giữa các câu và làm nổi bật nội dung chính.
Câu 2: Chọn từ ngữ (có ở câu 1) để thay thế cho .... để tạo sự liên kết giữa các câu văn:
Sau độ hai giờ, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi .......... được đánh một số để giữ bí mật.
Trả lời:
Sau độ hai giờ, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật.
Câu 3: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng.
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.
Trả lời:
- Từ lặp lại: nạn nhân
- Tác dụng: liên kết câu trong đoạn văn giúp cho đoạn văn trở nên liền mạch, dễ hiểu.
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của họa sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hòa bình.
Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên ?
Trả lời:
Câu 5: Tìm từ đươc lặp lại và nêu tác dụng của việc lặp lại từ đó:
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thể. Choắt họ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm
Trả lời:
Câu 6: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào .... để tạo sự liên kết giữa các câu văn:
(1) Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia …. nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi. (3) tràn vào vườn hoa. Muôn … bùng nở. (4) … nhuộm cho những cánh từ thành muôn màu rực rỡ. (5) Những bông …. rung rinh như vẫy chào …. sớm
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho các từ bị lặp lại trong đoạn văn sau:
Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chồng Ha-li-ma là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chồng Ha-li-ma cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
Trả lời:
Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chồng nàng cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, nàng đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
Câu 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm:
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
Trả lời:
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 9: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ