Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Chủ đề F Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề F Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều

BÀI 3: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG THUẬT TOÁN (15 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán.

Câu 2: Để thể hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần nào:

Trả lời:

Để thể hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

- Điện kiện rẽ nhánh là gì?

- Các bước tiếp theo khi điều kiện được thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.

- Các bước tiếp theo khi điều kiện không thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhanh sai.

 

Câu 3: Hãy cho biết mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

Trả lời:

Nếu <điều kiện>:

Nhánh đúng

Trái lại:

Nhánh sai

Hết nhánh.

Câu 4: Hãy cho biết mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết.

Trả lời:

Nếu <điều kiện>:

Nhánh đúng

Hết nhánh.

II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Trong các phát biểu sau về thuật toán, phát biểu nào đúng?

  1. Dùng cấu trúc rẽ nhánh nếu có quá nhiều việc cần làm.
  2. Dùng cấu trúc rẽ nhánh khi có các trường hợp khác nhau cần xem xét, trường hợp khác nhau thì thực hiện việc khác nhau.
  3. Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần dùng mẫu "Nếu.... Trái lại...".
  4. Cấu trúc rẽ nhánh luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết nhánh".

Trả lời:

Phát biểu đúng là: 3 và 4.

Câu 2: Trong các phát biểu sau về biểu thức điều kiện ở cấu trúc rẽ nhánh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

  1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng.
  2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn.
  3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai".

Trả lời:

  1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng.

=> Sai, phải là biểu thức so sánh.

  1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn.

=> Đúng.

  1. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai".

=> Đúng.

Câu 3: Sự khác nhau giữa cấu trúc tuần tự và cấu trúc rẽ nhánh là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa cấu trúc tuần tự và cấu trúc rẽ nhánh chính là cách thức hoạt động: Nếu như ở cấu trúc tuần tự sẽ đi lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc thì ở cấu trúc rẽ nhánh sẽ phải xét điều kiện để có thể xác định đi theo nhánh nào.

 

Câu 4: Sự khác nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết là: Dạng khuyết thì khi điều kiện sai thuật toán vẫn sẽ “Hết nhánh” và nó sẽ thực hiện các lệnh khác với lệnh “Nếu”. Còn ở dạng bình thường thì thuật toán sẽ thực hiện lệnh tương ứng với mỗi điều kiện (Nếu – Trái lại) của lệnh, có thể có nhiều hơn 2 điều kiện.

III, VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Quy trình tính số tiền được giảm trừ cho khách hàng mua sách truyện thiếu niên ở hiệu sách Người Máy:

  1. Tính Tổng số tiền sách (khi chưa tính giảm giá), gọi số đó là Tổng số tiền sách.
  2. Nếu Tổng số tiền sách >= 500.000 đồng; số tiền được giảm là 10% của Tổng số tiền sách.
  3. Nếu Tổng số tiền sách < 500.000 đồng; số tiền được giảm là 5% của Tổng số tiền sách.

Sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, em hãy viết lại (hoặc vẽ sơ đồ) mô tả quy trình tính số tiền được giảm cho khách hàng mua sách nêu ở trên.

Trả lời:

Câu 2: Em hãy sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán giải bài toán sau: 

Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm đồng xu giả.

Trả lời:

Mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh là:

- Cân thăng bằng có hai bên, gọi lần lượt là bên A và bên B, ta cho mỗi lần hai đồng xu lên hai bên cân A và B, ta có:

+ Nếu bên A = B => Hai đồng xu đều là thật.

+ Trái lại: Một bên cân nhẹ hơn =>Bên nhẹ hơn chứa đồng xu giả.

- Hết nhánh.

 

Câu 3: Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.

Trả lời:

- Đầu vào: t là tuổi của học sinh.

- Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

1) Nếu t ≥ 16: thông báo "Đủ tuổi kết nạp Đoàn"

2) Trái lại: Không đủ tuổi.

Hết nhánh.

Câu 4: Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.

Trả lời:

- Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc; bit d = sáng hoặc tối đèn.

- Đầu ra: báo hỏng.

  Nếu (c ≠ d): {hỏng}

  1) Nếu (d = 1): hỏng công tắc

  2) Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn

       Hết nhánh.

Câu 5: Câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu này bằng sơ đồ khối.

Trả lời:

- Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

- Mô tả bằng sơ đồ khối như sau:

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em đã viết thuật toán giải bài toán cho ba đồng xu ở câu 2 phần Vận dụng, trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn, dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả.

1) Hãy bổ sung chỉnh sửa thuật toán nếu chỉ biết đồng xu giả có trọng lượng khác với đồng xu thật.

2) Hãy bổ sung chỉnh sửa thành thuật toán giải bài toán cho bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả.

Trả lời:

1) Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả.

- Đầu vào: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

- Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

  1. a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân
  2. b) Nếu cân thăng bằng: kết luận đồng xu còn lại là giả
  3. c) Trái lại (cân lệch nghiêng):
  4. Tráo đổi đồng xu còn lại với một đồng xu trên đĩa cân
  5. Nếu cân thăng bằng: đồng xu vừa lấy ra khỏi cân là giả

      iii. Trái lại: đồng xu còn để nguyên trên cân (không bị tráo đổi) là giả

           Hết nhánh

Hết nhánh.

2) Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả.

- Đầu vào: bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

- Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

  1. a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân
  2. b) Nếu cân thăng bằng: xếp hai đồng xu đã cân vào bên T {T = thật}
  3. c) Trái lại (cân lệch nghiêng): xếp hai đồng xu chưa cân vào bên T

    Hết nhánh

  1. a) Cân so sánh một đồng xu bên T với một đồng xu chưa xếp
  2. b) Nếu cân thăng bằng: đồng xu còn lại chưa cân là giả
  3. c) Trái lại (cân lệch nghiêng): đồng xu vừa cân so sánh là giả

    Hết nhánh.

Câu 2: Cho tình huống sau:

Mẹ Bình muốn tính số tiền dư hoặc tiền nợ hằng tháng của gia đình với các thông tin: số tiền thu vào (tiền lương hằng tháng) là a và số tiền chi ra (học phí, ăn uống, xăng xe,...) là b. Hãy vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán để giải quyết vấn đề.

Trả lời: 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay