Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Chủ đề F Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán
Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề F Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
BÀI 4: CẤU TRÚC LẶP TRONG THUẬT TOÁN (15 CÂU)I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Trong tin học, khi nào ta cần dùng cấu trúc lặp?
Trả lời:
Ta cần dùng tới cấu trúc lặp khi có một (hay nhiều) thao tác được thực hiện lặp đi lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán.
Câu 2: Biến là gì? Biến đếm là gì?
Trả lời:
Biến là một đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thuật toán, chương trình. Biến đếm là biến dùng để thể hiện cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp.
Câu 3: Em hãy nêu mẫu cấu trúc lặp biết trước số lần lặp.
Trả lời:
Lặp với đếm từ số đếm đầu đến số đếm cuối:
Các thao tác cần lặp
Hết lặp.
Câu 4: Em hãy nêu mẫu cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp.
Trả lời:
Lặp khi điều kiện lặp được thỏa mãn:
Các thao tác cần lặp
Hết lặp.
II. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Ba cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp đã có thể mô tả mọi thuật toán chưa? Em có biết cấu trúc nào khác không, hãy kể tên.
Trả lời:
Ba cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để có thể mô tả mọi thuật toán. Còn một số cấu trúc khác như là: Cấu trúc dữ liệu, cấu trúc đệ quy,…
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng?
- Đầu vào của bài toán nhiều chỗ giống nhau sẽ yêu cầu thuật toán có cấu trúc lặp.
- Có cấu trúc lặp trong thuật toán khi mô tả thuật toán thấy có một loạt thao tác kế tiếp nhau được lặp lại.
- Trong mẫu cấu trúc "Lặp khi < điều kiện lặp> được thỏa mãn..." thao tác lặp được thực hiện ít nhất một lần .
- Cấu trúc lặp luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết lặp".
Trả lời:
Câu đúng là: 2, 3 và 4.
Câu 3: Em có đồng ý với các ý kiến sau đây không? Giải thích tại sao.
1) Trong cấu trúc lặp, mỗi bước phải được thực hiện nhiều hơn một lần.
2) Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết trước luôn có thể chuyển thành cấu trúc lặp với kiểm tra điều kiện lặp.
Trả lời:
1) Em không đồng ý. Vì điều kiện lặp có thể không đúng ngay từ đầu.
2) Đúng. Dùng biến đếm. Bắt đầu với đếm = 0. Lặp khi đếm < n. Cuối vòng lặp có thao tác "tăng đếm lên 1".
Câu 4: Em hãy ghép cột A với tác dụng của chúng ở cột B sao cho đúng:
Cột A | Cột B |
1) | a) Cấu trúc tuần tự |
2) | b) Cấu trúc nhánh |
3) | c) Cấu trúc lặp |
Trả lời:
1-c 2-a 3-b
III, VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần.
Trả lời:
Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần là:
- Móc, đan đồ dùng bằng len (mũi lên, mũi xuống, mũi chéo).
- Đào hố (đào đất, xúc đất, chuyển đất đi nơi khác).
Câu 2: Cho một câu trong văn bản chữ. Em hãy viết thuật toán đếm xem trong câu có bao nhiêu từ:
1) Trường hợp đơn giản: hai từ luôn cách nhau chỉ một dấu cách.
2) Tổng quát hơn: hai từ có thể cách nhau hơn một dấu cách.
Trả lời:
1) Điều kiện để tiếp tục lặp là chưa đến cuối câu (kết thúc bằng dấu chấm, nếu muốn cụ thể).
- Điều kiện để tăng biến đếm đã rõ ràng; mô tả bằng cấu trúc rẽ nhánh khuyết.
2) Thuật toán: Đếm số từ trong câu.
- Chuẩn bị trước vòng lặp: d = 0 (đếm số từ); xuất phát từ c = kí tự đầu tiên.
- Lặp khi (chưa đến cuối câu): {ví dụ c ≠ dấu chấm}
- a) Nếu (c = dấu cách): tăng d lên 1
Hết nhánh
- b) Dịch c sang kí tự tiếp theo
Hết lặp
Câu 3: Cho trước một dãy số có 20 số nguyên. Nhiệm vụ được giao: Cần thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy đã cho. Em hãy mô tả thuật toán cho nhiệm vụ đó.
Trả lời:
- Đầu vào: Dãy số có 20 số nguyên
- Đầu ra: Thông báo lần lượt bình phương của mối sỗ nguyên trong dãy đã cho
+Các bước của thuật toán:
Bước 1: Tổng đang có = 0
Bước 2: Lặp với đếm từ 1 đến 20
- a) Thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy, gọi là bình phương mỗi số nguyên
Hết lặp
Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Tổng đang có.
Câu 4: Em hãy mô tả thuật toán tìm tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1, đến khi lần đầu tiên nhận được tổng số lớn hơn 500 thì dừng lại và thông báo tổng số đó
Trả lời:
- Đầu vào: Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1
- Đầu ra: Tổng các số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 500
+ Các bước của thuật toán:
Bước 1: Tổng đang có =0
Bước 2: Lặp khi tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 bé hơn 500
- Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1, gọi là các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1
- Cộng thêm các số liên tiếp bắt đầu từ 1 vào Tổng đang có
Hết lặp
Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Tổng đang có
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ có cấu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối.
- a) Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.
- b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài đến khi nào hết.
- c) Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.
Trả lời:
Câu b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài đến khi nào hết có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Một robot có bút trên người, có khả năng nhấc bút lên và hạ bút xuống mặt giấy để vẽ. Robot vẽ trên giấy bằng cách di chuyển khi bút đang hạ xuống (đầu bút chạm mặt giấy). Em hãy mô tả thuật toán để robot này vẽ được một hình vuông có độ dài cạnh là a cm.
Biết rằng robot hiểu một số lệnh sau đây:
- Nhấc bút: nhấc thẳng bút lên để đầu bút không chạm mặt giấy.
- Hạ bút: hạ bút xuống thẳng đứng để đầu bút chạm mặt giấy.
- Di chuyển (d): robot đi thẳng hướng trước mặt một đoạn d cm.
- Quay phải (g): robot đứng tại chỗ quay người sang phải g độ, đầu bút không di chuyển.
Trả lời:
- Bước 1: Nhập Hạ bút, Di chuyển a cm.
- Bước 2: Nhập Nhấc bút.
- Bước 3: Nhập Quay phải 90 độ.
- Bước 4: Lặp lại Bước 1, 2, 3 ba lần.
- Bước 5: Thông báo: Hình vuông cạnh a cm.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Cô giáo điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời có thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô giáo đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.
Việc điểm danh của cô giáo có thể mô tả bằng những cấu trúc nào? Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả các cấu trúc đó.
Trả lời:
- Với mỗi học sinh, cô giáo gọi tên.
- Nếu học sinh trả lời “Có” thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo.
- Không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.
=> Hoạt động điểm danh này được lặp đi lặp lại và chỉ kết thúc khi điểm danh hết danh sách học sinh.
=> Việc điểm danh của cô giáo có thể được mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.