Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề F (P1)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề F. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Trong tin học, bài toán là gì?

Trả lời:

Bài toán là một vấn đề cần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu và là gì, đầu ra là gì.

Câu 2: Ngôn ngữ lập trình là gì?

Trả lời:

Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ được dùng để tạo ra chương trình chỉ dẫn cho máy tính hiểu cách thực hiện công việc. Là ngôn ngữ duy nhất máy tính hiểu được.

Câu 3: Hãy cho biết mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

Trả lời:

Nếu <điều kiện>:

Nhánh đúng

Trái lại:

Nhánh sai

Hết nhánh.

Câu 4: Em hãy nêu mẫu cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp.

Trả lời:

Lặp khi điều kiện lặp được thỏa mãn:

Các thao tác cần lặp

Hết lặp.

Câu 5: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

Trả lời:

Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.

Câu 6: Các câu giải thích nghĩa khái niệm thuật toán sau đây có những điểm thiếu sót nào? Em hãy nói rõ cho từng trường hợp:

1) Thuật toán là một danh sách các việc để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.

2) Thuật toán là một danh sách các việc có đánh số thứ tự để giải một bài toán nào đó.

3) Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước để giải một bài toán cụ thể.

Trả lời:

1) Thiếu sót: "các việc" cần thay bằng "các bước"; cần thêm "có chỉ rõ trình tự thực hiện".

2) Thiếu sót: "các việc" cần thay bằng "các bước"; "có đánh số thứ tự" cần thay bằng "có chỉ rõ trình tự thực hiện".

3) Thiếu sót: cần thêm "có chỉ rõ trình tự thực hiện".

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? Vì sao?

1. Chương trình máy tính là một bản tường thuật các việc máy tính cần làm.

2. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

3. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào.

4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán.

Trả lời:

1. Chương trình máy tính là một bản tường thuật các việc máy tính cần làm

=> Sai, chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

2. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình => Đúng.

3. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào

=> Đúng.

4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán => Đúng.

Câu 8: Sự khác nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết là: Dạng khuyết thì khi điều kiện sai thuật toán vẫn sẽ “Hết nhánh” và nó sẽ thực hiện các lệnh khác với lệnh “Nếu”. Còn ở dạng bình thường thì thuật toán sẽ thực hiện lệnh tương ứng với mỗi điều kiện (Nếu – Trái lại) của lệnh, có thể có nhiều hơn 2 điều kiện.

Câu 9: Em hãy kể hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần.

Trả lời:

Hai công việc trong cuộc sống mà việc thực hiện gồm các bước được lặp lại nhiều lần là:

- Móc, đan đồ dùng bằng len (mũi lên, mũi xuống, mũi chéo). - Móc, đan đồ dùng bằng len (mũi lên, mũi xuống, mũi chéo).

- Đào hố (đào đất, xúc đất, chuyển đất đi nơi khác). - Đào hố (đào đất, xúc đất, chuyển đất đi nơi khác).

Câu 10: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.

Trả lời:

Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách

Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

Câu 11: Giả sử em là lớp trưởng, hãy vận dụng cách suy nghĩ theo kiểu thuật toán để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao: "Đề xuất một bạn trong lớp để khen thưởng danh hiệu dành cho học sinh có thành tích học tập nổi bật nhất trong năm học".

1) Xác định rõ thế nào là "thành tích học tập nổi bật nhất" trong năm học.

2) Phát biểu nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể hơn dưới dạng một bài toán.

3) Viết quy trình thực hiện theo kiểu mô tả thuật toán.

Trả lời:

1) Trung bình điểm tổng kết tất cả các môn đạt cao nhất.

2) Đầu vào: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh.

    Đầu ra: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất.

3) Quy trình:

- Bước 1. Tìm số lớn nhất trong cột "trung bình điểm tổng kết". - Bước 1. Tìm số lớn nhất trong cột "trung bình điểm tổng kết".

- Bước 2. Đánh dấu dòng ứng với số lớn nhất vừa tìm được. - Bước 2. Đánh dấu dòng ứng với số lớn nhất vừa tìm được.

- Bước 3. Trả về "họ và tên" trên dòng vừa đánh dấu. - Bước 3. Trả về "họ và tên" trên dòng vừa đánh dấu.

Câu 12: Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Hãy mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước.

Trả lời:

- Đầu vào: chiều dài a, chiều rộng b. - Đầu vào: chiều dài a, chiều rộng b.

- Đầu ra: S là diện tích sân vận động. - Đầu ra: S là diện tích sân vận động.

1) Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.

2) Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính  r = b:2, S2 = πr2.

3) Tính S = S1 + S2.

Câu 13: Câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu này bằng sơ đồ khối.

Trả lời:

- Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. - Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

- Mô tả bằng sơ đồ khối như sau: - Mô tả bằng sơ đồ khối như sau:

Câu 14: Một robot có bút trên người, có khả năng nhấc bút lên và hạ bút xuống mặt giấy để vẽ. Robot vẽ trên giấy bằng cách di chuyển khi bút đang hạ xuống (đầu bút chạm mặt giấy). Em hãy mô tả thuật toán để robot này vẽ được một hình vuông có độ dài cạnh là a cm.

Biết rằng robot hiểu một số lệnh sau đây:

- Nhấc bút: nhấc thẳng bút lên để đầu bút không chạm mặt giấy. - Nhấc bút: nhấc thẳng bút lên để đầu bút không chạm mặt giấy.

- Hạ bút: hạ bút xuống thẳng đứng để đầu bút chạm mặt giấy. - Hạ bút: hạ bút xuống thẳng đứng để đầu bút chạm mặt giấy.

- Di chuyển (d): robot đi thẳng hướng trước mặt một đoạn d cm. - Di chuyển (d): robot đi thẳng hướng trước mặt một đoạn d cm.

- Quay phải (g): robot đứng tại chỗ quay người sang phải g độ, đầu bút không di chuyển. - Quay phải (g): robot đứng tại chỗ quay người sang phải g độ, đầu bút không di chuyển.

Trả lời: 

- Bước 1: Nhập Hạ bút, Di chuyển a cm. - Bước 1: Nhập Hạ bút, Di chuyển a cm.

- Bước 2: Nhập Nhấc bút. - Bước 2: Nhập Nhấc bút.

- Bước 3: Nhập Quay phải 90 độ. - Bước 3: Nhập Quay phải 90 độ.

- Bước 4: Lặp lại Bước 1, 2, 3 ba lần. - Bước 4: Lặp lại Bước 1, 2, 3 ba lần.

- Bước 5: Thông báo: Hình vuông cạnh a cm. - Bước 5: Thông báo: Hình vuông cạnh a cm.

Câu 15: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

Trả lời:

Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Câu 16: Trong tin học, thuật toán là gì?

Trả lời:

Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

Câu 17: Lưu ý khi mô tả thuật toán là gì?

Trả lời:

Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán. Nếu không, kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi.

Câu 18: Em hãy kể các công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước. Em hãy mô tả một công việc bằng sơ đồ cấu trúc tuần tự.

Trả lời: 

- Các công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước là: Nấu cơm, giặt quần áo, rửa xe, gấp quần áo,… - Các công việc trong cuộc sống được thực hiện tuần tự theo các bước là: Nấu cơm, giặt quần áo, rửa xe, gấp quần áo,…

- Sơ đồ theo cấu trúc tuần tự: - Sơ đồ theo cấu trúc tuần tự:

Câu 19: Hãy viết thuật toán tính chu vi của hình tam giác ABC có độ dài 3 cạnh lần lượt là a, b, c dưới dạng liệt kê. Hãy xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán.

Trả lời: 

- Thuật toán tính chu vi tam giác: - Thuật toán tính chu vi tam giác:

Bước 1: Nhập giá trị a, b, c.

Bước 2: Tính chu vi tam giác = a + b + c

Bước 3: Thông báo chu vi của tam giác.

- Đầu vào: Giá trị a, b, c. - Đầu vào: Giá trị a, b, c.

- Đầu ra: Chu vi của hình tam giác ABC. - Đầu ra: Chu vi của hình tam giác ABC.

Câu 20: Ba cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp đã có thể mô tả mọi thuật toán chưa? Em có biết cấu trúc nào khác không, hãy kể tên.

Trả lời:

Ba cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để có thể mô tả mọi thuật toán. Còn một số cấu trúc khác như là: Cấu trúc dữ liệu, cấu trúc đệ quy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay