Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề F (P2)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề F. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều

ÔN TẬP CHƯƠNG F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng khi nào?

Trả lời:

Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán.

Câu 2: Trong tin học, khi nào ta cần dùng cấu trúc lặp?

Trả lời:

Ta cần dùng tới cấu trúc lặp khi có một (hay nhiều) thao tác được thực hiện lặp đi lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán.

Câu 3: Thuật toán đối với con người trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?

Trả lời:

Thuật toán trong cuộc sống rất hữu dụng đối với con người. Nó giúp chúng ta làm việc theo quy trình hơn, không bị bỏ qua các bước quan trọng. Giúp chúng ta đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Các thuật toán giúp tối ưu hóa quá trình và tài nguyên của chúng ta, còn có khả năng giúp chúng ta dự đoán kết quả.

Câu 4: Cho tình huống sau:

Cô giáo điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời có thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô giáo đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.

Việc điểm danh của cô giáo có thể mô tả bằng những cấu trúc nào? Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả các cấu trúc đó.

Trả lời: 

- Với mỗi học sinh, cô giáo gọi tên. - Với mỗi học sinh, cô giáo gọi tên.

- Nếu học sinh trả lời “Có” thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo. - Nếu học sinh trả lời “Có” thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo.

- Không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo. - Không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo.

=> Hoạt động điểm danh này được lặp đi lặp lại và chỉ kết thúc khi điểm danh hết danh sách học sinh.

=> Việc điểm danh của cô giáo có thể được mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

Câu 5: Cho đoạn chương trình:

        x:=2;

        y:=3;    

        IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

                                          IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ; 

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là bao nhiêu?

Trả lời:

Câu lệnh x:=2; gán cho x giá trị bằng 2.

Câu lệnh y:=3;  → gán cho y giá trị bằng 3.

Vì x < y nên chương trình thực hiện câu lệnh F:= x*x + y*y ;  hay F= 2 x 2 + 3 x 3 = 13.

Câu 6: Quy trình tính số tiền được giảm trừ cho khách hàng mua sách truyện thiếu niên ở hiệu sách Người Máy:

1. Tính Tổng số tiền sách (khi chưa tính giảm giá), gọi số đó là Tổng số tiền sách.

2. Nếu Tổng số tiền sách >= 500.000 đồng; số tiền được giảm là 10% của Tổng số tiền sách.

3. Nếu Tổng số tiền sách < 500.000 đồng; số tiền được giảm là 5% của Tổng số tiền sách.

Sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, em hãy viết lại (hoặc vẽ sơ đồ) mô tả quy trình tính số tiền được giảm cho khách hàng mua sách nêu ở trên.

Trả lời:

Câu 7: Biến là gì? Biến đếm là gì?

Trả lời:

Biến là một đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thuật toán, chương trình. Biến đếm là biến dùng để thể hiện cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp.

Câu 8: Cho tình huống sau:

Mẹ Bình muốn tính số tiền dư hoặc tiền nợ hằng tháng của gia đình với các thông tin: số tiền thu vào (tiền lương hằng tháng) là a và số tiền chi ra (học phí, ăn uống, xăng xe,...) là b. Hãy vẽ sơ đồ khối mô tả thuật toán để giải quyết vấn đề.

Trả lời: 

Câu 9: Có người nói "Bên trong cấu trúc tuần tự, mỗi bước phải được thực hiện một lần và không quá một lần trong thuật toán". Em có đồng ý không? Giải thích tại sao.

Trả lời:

Đồng ý. Đây là quy định của "cấu trúc tuần tự".

Câu 10: Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:

1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

2. Dùng tay đảo rau trong chậu.

3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.

4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.

Trả lời:

Điều kiện để dừng việc rửa là rau sạch.

Câu 11: Em hãy sử dụng mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán giải bài toán sau:

Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm đồng xu giả.

Trả lời:

Mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh là:

- Cân thăng bằng có hai bên, gọi lần lượt là bên A và bên B, ta cho mỗi lần hai đồng xu lên hai bên cân A và B, ta có: - Cân thăng bằng có hai bên, gọi lần lượt là bên A và bên B, ta cho mỗi lần hai đồng xu lên hai bên cân A và B, ta có:

+ Nếu bên A = B => Hai đồng xu đều là thật. + Nếu bên A = B => Hai đồng xu đều là thật.

+ Trái lại: Một bên cân nhẹ hơn =>Bên nhẹ hơn chứa đồng xu giả. + Trái lại: Một bên cân nhẹ hơn =>Bên nhẹ hơn chứa đồng xu giả.

- Hết nhánh. - Hết nhánh.

Câu 12: Em có đồng ý với các ý kiến sau đây không? Giải thích tại sao.

1) Trong cấu trúc lặp, mỗi bước phải được thực hiện nhiều hơn một lần.

2) Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết trước luôn có thể chuyển thành cấu trúc lặp với kiểm tra điều kiện lặp.

Trả lời:

1) Em không đồng ý. Vì điều kiện lặp có thể không đúng ngay từ đầu.

2) Đúng. Dùng biến đếm. Bắt đầu với đếm = 0. Lặp khi đếm < n. Cuối vòng lặp có thao tác "tăng đếm lên 1".

Câu 13: Em hãy tìm đầu vào, đầu ra của các thuật toán sau đây:

a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b.

b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

Trả lời:

a) Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b.

- Đầu vào: hai số a, b. - Đầu vào: hai số a, b.

- Đầu ra: trung bình cộng của hai số a, b. - Đầu ra: trung bình cộng của hai số a, b.

b) Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

- Đầu vào: hai số tự nhiên a và b. - Đầu vào: hai số tự nhiên a và b.

- Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b. - Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b.

Câu 14: Em hãy mô tả thuật toán tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của nó.

Trả lời:

- Bước 1: Gọi C là chu vi, R là bán kính hình tròn. - Bước 1: Gọi C là chu vi, R là bán kính hình tròn.

- Bước 2: Tìm bán kính hình tròn  R = C:(2 x π) (dựa theo công thức C=R*2*π). - Bước 2: Tìm bán kính hình tròn  R = C:(2 x π) (dựa theo công thức C=R*2*π).

- Bước 3: Tính diện tích hình tròn, gọi S là diện tích hình tròn, ta có S = π*R*R = C*C/(4*π ). - Bước 3: Tính diện tích hình tròn, gọi S là diện tích hình tròn, ta có S = π*R*R = C*C/(4*π ).

Câu 15: Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần trong đoạn chương trình sau:

   i := 5;

   While i>=1 do i := i - 1; 

Trả lời:

Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện 5 lần vì i = 5 mỗi lần kiểm tra i>=1 thì giảm i đi 1 đơn vị qua câu lệnh i: = i - 1; vậy câu lệnh được thực hiện 5 lần.

Câu 16: Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.

Trả lời:

- Đầu vào: t là tuổi của học sinh. - Đầu vào: t là tuổi của học sinh.

- Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa? - Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

1) Nếu t ≥ 16: thông báo "Đủ tuổi kết nạp Đoàn"

2) Trái lại: Không đủ tuổi.

Hết nhánh.

Câu 17: Cho một câu trong văn bản chữ. Em hãy viết thuật toán đếm xem trong câu có bao nhiêu từ:

1) Trường hợp đơn giản: hai từ luôn cách nhau chỉ một dấu cách.

2) Tổng quát hơn: hai từ có thể cách nhau hơn một dấu cách.

Trả lời:

1) Điều kiện để tiếp tục lặp là chưa đến cuối câu (kết thúc bằng dấu chấm, nếu muốn cụ thể).     

- Điều kiện để tăng biến đếm đã rõ ràng; mô tả bằng cấu trúc rẽ nhánh khuyết. - Điều kiện để tăng biến đếm đã rõ ràng; mô tả bằng cấu trúc rẽ nhánh khuyết.

2) Thuật toán: Đếm số từ trong câu.

- Chuẩn bị trước vòng lặp: d = 0 (đếm số từ); xuất phát từ c = kí tự đầu tiên. - Chuẩn bị trước vòng lặp: d = 0 (đếm số từ); xuất phát từ c = kí tự đầu tiên.

- Lặp khi (chưa đến cuối câu): {ví dụ c ≠ dấu chấm} - Lặp khi (chưa đến cuối câu): {ví dụ c ≠ dấu chấm}

a) Nếu (c = dấu cách): tăng d lên 1

Hết nhánh

b) Dịch c sang kí tự tiếp theo

Hết lặp

Câu 18: Em hãy nêu ví dụ về thuật toán giải quyết một nhiệm vụ trong thực tế. Hãy xác định đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện thuật toán để giải quyết nhiệm vụ đó.

Trả lời: 

Ví dụ công việc trong thực tế là: Giặt quần áo bằng máy giặt.

- Đầu vào: quần áo bẩn. - Đầu vào: quần áo bẩn.

- Đầu ra: quần áo sạch. - Đầu ra: quần áo sạch.

Các bước thực hiện thuật toán:

- Bước 1. Cho quần áo bẩn vào máy giặt. - Bước 1. Cho quần áo bẩn vào máy giặt.

- Bước 2. Cho nước giặt vào máy. - Bước 2. Cho nước giặt vào máy.

- Bước 3. Ấn cho máy chạy. - Bước 3. Ấn cho máy chạy.

- Bước 4. Chờ máy chạy trong khoảng 1 tiếng thì lấy quần áo ra. - Bước 4. Chờ máy chạy trong khoảng 1 tiếng thì lấy quần áo ra.

- Bước 5. Phơi quần áo vừa giặt. - Bước 5. Phơi quần áo vừa giặt.

Câu 19: Trên thực tế, vì sao chúng ta cần xác định sơ đồ và viết thuật toán trước khi viết các lệnh của chương trình máy tính.

Trả lời:

Vì sơ đồ và thuật toán giúp người lập trình có cái nhìn tổng thể về chương trình hơn và sẽ không bỏ qua các bước cần thiết khi viết chương trình.

Câu 20: Em hãy mô tả thuật toán tìm tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1, đến khi lần đầu tiên nhận được tổng số lớn hơn 500 thì dừng lại và thông báo tổng số đó

Trả lời: 

- Đầu vào: Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1 - Đầu vào: Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1

- Đầu ra: Tổng các số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 500 - Đầu ra: Tổng các số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 500

+ Các bước của thuật toán: + Các bước của thuật toán:

+ Bước 1: Tổng đang có =0 + Bước 1: Tổng đang có =0

+ Bước 2:  Lặp khi tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 bé hơn 500 + Bước 2:  Lặp khi tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 bé hơn 500

  • a. Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1, gọi là các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1
  • b. Cộng thêm các số liên tiếp bắt đầu từ 1 vào Tổng đang có

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay