Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề F (P3)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề F. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
(PHẦN 3 – 20 CÂU)

Câu 1: Tại sao phải mô tả thuật toán cụ thể, rõ ràng, đầy đủ? Nếu không như thế thì hậu quả là gì? Hãy nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Phải mô tả thuật toán cụ thể, rõ ràng, đầy đủ. Có như vậy thì người hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được. - Phải mô tả thuật toán cụ thể, rõ ràng, đầy đủ. Có như vậy thì người hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.

- Nếu không kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi - Nếu không kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi

- Ví dụ minh họa: Trong thuật toán Các bước rửa tay, Bước 2 được mô tả rõ ràng cụ thể là "Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại". Nếu thiếu "và ngược lại" thì nhiều người cũng biết cần phải đảo tay, dẫn đến một mu bàn tay có thể bị bỏ sót, không được rửa sạch. - Ví dụ minh họa: Trong thuật toán Các bước rửa tay, Bước 2 được mô tả rõ ràng cụ thể là "Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại". Nếu thiếu "và ngược lại" thì nhiều người cũng biết cần phải đảo tay, dẫn đến một mu bàn tay có thể bị bỏ sót, không được rửa sạch.

Câu 2: Chương trình máy tính là gì?

Trả lời:

Chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

Câu 3: Để thể hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần nào?

Trả lời:

Để thể hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

- Điện kiện rẽ nhánh là gì? - Điện kiện rẽ nhánh là gì?

- Các bước tiếp theo khi điều kiện được thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng. - Các bước tiếp theo khi điều kiện được thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.

- Các bước tiếp theo khi điều kiện không thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhanh sai. - Các bước tiếp theo khi điều kiện không thỏa mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhanh sai.

Câu 4: Em hãy nêu mẫu cấu trúc lặp biết trước số lần lặp.

Trả lời:

Lặp với đếm từ số đếm đầu đến số đếm cuối:

Các thao tác cần lặp

Hết lặp.

Câu 5: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Viết thuật toán tìm nghiệm phương trình bậc nhất ax+b=0.

Trả lời:

- Bước 1 : Nhập a, b. - Bước 1 : Nhập a, b.

 - Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.

 - Bước 3 : Gán x← -b/a, rồi qua bước 4.

- Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc. - Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.

Câu 6: Một việc em phải làm hằng ngày là đi từ nhà đến trường. "Bài toán: đi đến trường; đầu vào: xuất phát từ nhà em; đầu ra: có mặt ở trường".

1) Có thể coi phát biểu trên là một bài toán chưa? Giải thích tại sao.

2) Dựa trên trường hợp cụ thể của bản thân mình, em hãy bổ sung thêm chi tiết để có thể nêu quy trình thực hiện theo kiểu mô tả thuật toán.

Trả lời:

1) Chưa. Vì đầu vào, đầu ra chưa cụ thể, rõ ràng.

2) Bổ sung cụ thể địa chỉ nhà em, địa chỉ trường em, phương tiện đi lại là có thể nêu quy trình thực hiện.

Câu 7: Cấu trúc tuần tự là gì?

Trả lời:

Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê từ bắt đầu đến kết thúc thì ra có cấu trúc tuần tự.

Câu 8: Hãy cho biết mẫu thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết.

Trả lời:

Nếu <điều kiện>:

Nhánh đúng

Hết nhánh.

Câu 9: Cho trước một dãy số có 20 số nguyên. Nhiệm vụ được giao: Cần thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy đã cho. Em hãy mô tả thuật toán cho nhiệm vụ đó.

Trả lời:

- Đầu vào:  Dãy số có 20 số nguyên - Đầu vào:  Dãy số có 20 số nguyên

- Đầu ra: Thông báo lần lượt bình phương của một số nguyên trong dãy đã cho - Đầu ra: Thông báo lần lượt bình phương của một số nguyên trong dãy đã cho

+ Các bước của thuật toán: + Các bước của thuật toán:

Bước 1: Tổng đang có = 0

Bước 2: Lặp với đếm từ 1 đến 20

Thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy, gọi là bình phương mỗi số nguyên

Hết lặp

Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Tổng đang có.

Câu 10: Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là gì?

Trả lời:

Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

Câu 11: Hãy viết thuật toán tính chu vi của hình tam giác ABC có độ dài 3 cạnh lần lượt là a, b, c dưới dạng liệt kê. Hãy xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán.

Trả lời: 

- Thuật toán tính chu vi tam giác: - Thuật toán tính chu vi tam giác:

Bước 1: Nhập giá trị a, b, c.

Bước 2: Tính chu vi tam giác = a + b + c

Bước 3: Thông báo chu vi của tam giác.

- Đầu vào: Giá trị a, b, c. - Đầu vào: Giá trị a, b, c.

- Đầu ra: Chu vi của hình tam giác ABC. - Đầu ra: Chu vi của hình tam giác ABC.

Câu 12: Ngoài ngôn ngữ lập trình ra máy tính có thể hiểu các ngôn ngữ khác không, ví dụ như: ngôn ngữ tự nhiên, sơ đồ khối,…?

Trả lời:

Ngoài ngôn ngữ lập trình ra máy tính không thể hiểu các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính hiểu được.

Câu 13: Trong các phát biểu sau về biểu thức điều kiện ở cấu trúc rẽ nhánh, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng.

2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn.

3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai".

Trả lời:

1. Phải là một biểu thức so sánh giá trị bằng.

=> Sai, phải là biểu thức so sánh.

2. Phải là một biểu thức so sánh giá trị lớn hơn, nhỏ hơn.

=> Đúng.

3. Khi kiểm tra phải cho kết quả là "đúng" hoặc "sai".

=> Đúng.

Câu 14: Trong các câu sau đây, câu nào có thể biểu diễn bằng sơ đồ có cấu trúc lặp? Hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối.

a) Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.

b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài đến khi nào hết.

c) Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.

Trả lời: 

Câu b) Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài đến khi nào hết có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp.

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng?

Trả lời:

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:

If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

Câu 16: Em hãy giải thích cho bạn biết tại sao có thể coi chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình.

Trả lời: 

Khi mô tả thuật toán cho người đọc cũng như khi viết chương trình cho máy tính thực hiện, đều cần phải mô tả tốt thuật toán. Có như vậy thì người hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.

Câu 17: Sự khác nhau giữa cấu trúc tuần tự và cấu trúc rẽ nhánh là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa cấu trúc tuần tự và cấu trúc rẽ nhánh chính là cách thức hoạt động: Nếu như ở cấu trúc tuần tự sẽ đi lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc thì ở cấu trúc rẽ nhánh sẽ phải xét điều kiện để có thể xác định đi theo nhánh nào.

Câu 18: Khi được hỏi em làm thế nào để sang đường (di chuyển sang lề đường bên kia) sao cho an toàn, em mô tả như sau: "a) Dừng ở chỗ thích hợp; b) Quan sát giao thông trên đường; c) Nhanh chóng đi cắt ngang qua đường sang bên kia khi thấy an toàn."

1. Mô tả trên có thể coi là một thuật toán sang đường an toàn, đúng luật giao thông chưa? Giải thích tại sao.

2. Em hãy sửa lại để nhận được thuật toán "sang đường an toàn", đúng luật giao thông. (Gợi ý: Trong đô thị khác với ngoài đô thị; em hãy mô tả cụ thể hơn tùy theo hoàn cảnh của mình.)

Trả lời: 

1. Mô tả trên chưa thể coi là một thuật toán sang đường an toàn, đúng luật giao thông. Các bước chưa đủ xác định rõ ràng: Thế nào là chỗ thích hợp? Khi nào thì an toàn?

2.

a) Dừng ở chỗ thích hợp, kiểm tra gương chiếu hậu, gương hai bên xem có xe nào đang chạy phía sau tới không;

b) Quan sát giao thông trên đường, nếu thấy đường đã an toàn, gạt đèn xi nhan trái, để các xe khác biết tín hiệu xe chúng ta;

c) Nhanh chóng đi cắt ngang qua đường sang bên kia khi thấy an toàn, tiếp tục quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn".

Câu 19: Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.

Trả lời:

- Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc; bit d = sáng hoặc tối đèn. - Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc; bit d = sáng hoặc tối đèn.

- Đầu ra: báo hỏng. - Đầu ra: báo hỏng.

  Nếu (c ≠ d): {hỏng}

  1) Nếu (d = 1): hỏng công tắc

  2) Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn

       Hết nhánh.

Câu 20: Câu “Nếu trời mưa thì em không đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu này bằng sơ đồ khối.

Trả lời:

- Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. - Câu “Nếu trời mưa thì em không đá bóng” chứa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

- Mô tả bằng sơ đồ khối như sau: - Mô tả bằng sơ đồ khối như sau:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay