Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều Ôn tập Chủ đề A (P3)

Bộ câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ô tập Chủ đề A. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

(PHẦN 3 - 20 CÂU)

Câu 1: Thông tin là gì? Vật mang tin là gì?

Trả lời:

Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Vật mang tin là vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.

Câu 2: Dữ liệu là gì? Có mấy dạng dữ liệu?

Trả lời:

Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chứa trong vật mang tin. Có ba dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh và dạng âm thanh.

Câu 3: Em hãy kể tên 1 vài thành tựu khoa học công nghệ mà máy tính đã giúp con người đạt được.

Trả lời:

Một số thành tựu đó là: Ô tô không người lái, máy bay không người lái, người máy phục vụ tự động, nhà thông minh,…

Câu 4: Bit là gì?

Trả lời:

Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn và lưu trữ thông tin. Bit chỉ có thể nhận được một trong hai trạng thái, kí hiệu là “0” và “1”.

Câu 5: Em hãy kể tên một số đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin của các thiết bị thường gặp.

Trả lời:

Một số đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin của các thiết bị thường gặp là: KB (Kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte), TB (Terabyte).

Câu 6: Việc xử lý thông tin có quan trọng không? Vì sao?

Trả lời:

Việc xử lý thông tin rất quan trọng. Vì nó giúp em lọc thông tin, tách lấy thông tin cần thiết, loại bỏ thông tin không đáng tin cậy hoặc không liên quan.

Câu 7: Vì sao việc xác định nguồn thông tin cần trao đổi là bước quan trọng trong quá trình trao đổi thông tin?

Trả lời:

Việc xác định nguồn thông tin cần trao đổi là bước quan trọng vì xác định nguồn thông tin cần trao đổi giúp đảm bảo rằng thông tin được truyền đi là chính xác và phù hợp với nhu cầu của người nhận. Việc này giúp tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin.

Câu 8: Em hãy nêu những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai.

Trả lời:

- Những hạn chế của máy tính hiện nay là: Máy tính chưa thể giúp con người thu nhận và xử lí thông tin từ khứu giác (các mùi), từ vị giác (các vị), từ xúc giác (độ nhẵn, ráp,…). Nói cách khác là máy tính chưa thể ngửi mùi, nếm vị hay sờ. Máy tính cũng chưa thể tự sáng tạo nghệ thuật. - Những hạn chế của máy tính hiện nay là: Máy tính chưa thể giúp con người thu nhận và xử lí thông tin từ khứu giác (các mùi), từ vị giác (các vị), từ xúc giác (độ nhẵn, ráp,…). Nói cách khác là máy tính chưa thể ngửi mùi, nếm vị hay sờ. Máy tính cũng chưa thể tự sáng tạo nghệ thuật.

- Nhưng trong tương lai, với việc Khoa học Trí tuệ nhân tạo đang phát triển để giúp máy tính ngày càng thông minh hơn thì những hạn chế như việc ngửi, nếm, sờ hay sáng tạo nghệ thuật, máy tính hoàn toàn có thể làm được. - Nhưng trong tương lai, với việc Khoa học Trí tuệ nhân tạo đang phát triển để giúp máy tính ngày càng thông minh hơn thì những hạn chế như việc ngửi, nếm, sờ hay sáng tạo nghệ thuật, máy tính hoàn toàn có thể làm được.

Câu 9: Số hóa tài liệu và số hóa dữ liệu có giống nhau không? Vì sao?

Trả lời:

Không, số hóa tài liệu và số hóa dữ liệu là 2 khái niệm khác nhau:

- Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi các tài liệu giấy (văn bản, hình ảnh, âm thanh) thành dạng điện tử hoặc số. Quá trình này thường bao gồm việc sử dụng các thiết bị quét để chụp ảnh hoặc dữ liệu từ tài liệu giấy. - Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi các tài liệu giấy (văn bản, hình ảnh, âm thanh) thành dạng điện tử hoặc số. Quá trình này thường bao gồm việc sử dụng các thiết bị quét để chụp ảnh hoặc dữ liệu từ tài liệu giấy.

- Số hóa dữ liệu là việc chuyển dữ liệu thành dãy bit, tức là dãy các kí hiệu “0” hoặc “1” liên tiếp, để máy tính có thể xử lí. - Số hóa dữ liệu là việc chuyển dữ liệu thành dãy bit, tức là dãy các kí hiệu “0” hoặc “1” liên tiếp, để máy tính có thể xử lí.

Câu 10: Có bạn nói: "Trong máy tính điện tử, các số được biểu diễn như trong hệ thập phân chúng ta quen dùng, vì người ta vẫn nhập các số thập phân vào máy tính để tính toán".  Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến đó vì tất cả các dữ liệu (số và các dấu) khi vào máy tính đều được chuyển thành dữ liệu mà máy tính điện tử hiểu được sau đó máy tính mới xử lí dữ liệu và xuất ra thông tin dưới dạng con người hiểu được (kết quả vừa tính toán).

Câu 11: Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:

a) Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn.

b) Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Trả lời:

a) Em xem thời khóa biểu và biết hôm nay có môn thể dục nên em sẽ mặc quần áo thể dục

b) Khi tham gia giao thông bạn cần phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Câu 12: Trong đi học hằng ngày, những cách em có thể dùng để lưu trữ thông tin bài giảng của cô giáo là gì? Trong những trường hợp đó thông tin được chuyển thành dữ liệu dạng gì?

Trả lời:

Em có thể lưu trữ thông tin bài giảng bằng cách ghi chép vào vở (dạng chữ và số), vẽ hình minh họa (dạng hình ảnh) hoặc em có thể chụp ảnh bài giảng (dạng hình ảnh).

Câu 13: Em hãy kể tên 1 thiết bị số mà em biết và nói rõ công dụng của nó.

Trả lời:

Một ví dụ về thiết bị số đó là “Máy tính bảng”, là một dạng máy tính nhưng mà thiết kế nhỏ gọn hơn, có màn hình cảm ứng và người dùng có thể dùng để truy cập internet, xem video, đọc sách điện tử, chơi game, sử dụng ứng dụng văn phòng, và thậm chí làm việc sáng tạo như vẽ hay chỉnh sửa ảnh.

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào đúng?

a) Trong máy tính, mỗi kí tự là một dãy bit, hai kí tự khác nhau thì hai dãy bit biểu diễn chúng khác nhau.

b) Một bit là một dãy gồm nhiều số 0 và số 1 ghép lại để biểu diễn một chữ cái.

c) Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành các số.

d) Âm thanh số là kết quả của số hóa dữ liệu âm thanh.

e) Văn bản số là trang in gồm toàn các số.

Trả lời:

Các câu đúng là: a, d.

Câu 15: USB, thẻ nhớ dùng phổ biến cho máy tính, điện thoại thông minh, máy ảnh số có nhiều mức dung lượng 8GB, 16 GB, 32 GB, 64 GB, 128 GB... Em nên chọn dung lượng bao nhiêu là thích hợp cho mỗi trường hợp sau:

a) Chủ yếu để chứa tài liệu văn bản.

b) Chủ yếu dùng để chứa các tệp hình ảnh du lịch, tham quan.

c) Chủ yếu dùng để chứa các tệp bài hát.

Trả lời:

a) Dung lượng thích hợp để chứa tài liệu văn bản là: USB 8 GB.

b) Dung lượng thích hợp để chứa các tệp hình ảnh du lịch, tham quan là: Thẻ nhớ 32 GB.

c) Dung lượng thích hợp để chứa các tệp bài hát là: Thẻ nhớ 8GB hoặc điện thoại 64GB.

Câu 16:

Biển báo trên là dữ liệu hay vật mang tin? Hãy nêu những thông tin em biết về biển báo trên?

Trả lời:

- Biển báo trên là vật mang tin.  - Biển báo trên là vật mang tin.

- Những thông tin là: Biển báo trên là biển cấm đi ngược chiều. Biển báo có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại. Nếu các phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt. - Những thông tin là: Biển báo trên là biển cấm đi ngược chiều. Biển báo có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại. Nếu các phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt.

Câu 17: Cách số hóa dữ liệu thành dãy các bit từ file văn bản, hình ảnh và âm thanh ảnh hưởng đến chất lượng của chúng như thế nào?

Trả lời:

Cách số hóa dữ liệu từ file văn bản, hình ảnh và âm thanh có thể ảnh hưởng đến chất lượng của chúng theo các cách sau:

- Văn bản: Cách số hóa văn bản thành dãy bit không gây mất mát thông tin. Sử dụng các chuẩn mã hóa khác nhau có thể ảnh hưởng đến kích thước file, nhưng không làm thay đổi chất lượng nội dung. - Văn bản: Cách số hóa văn bản thành dãy bit không gây mất mát thông tin. Sử dụng các chuẩn mã hóa khác nhau có thể ảnh hưởng đến kích thước file, nhưng không làm thay đổi chất lượng nội dung.

- Hình ảnh: Sự số hóa hình ảnh thành dãy bit thường đi kèm với việc nén dữ liệu để giảm kích thước file. Quá trình nén có thể làm mất mát thông tin nhất định, dẫn đến giảm chất lượng hình ảnh. Các phương pháp nén có thể ảnh hưởng đến độ phân giải, sắc nét và chi tiết của hình ảnh. - Hình ảnh: Sự số hóa hình ảnh thành dãy bit thường đi kèm với việc nén dữ liệu để giảm kích thước file. Quá trình nén có thể làm mất mát thông tin nhất định, dẫn đến giảm chất lượng hình ảnh. Các phương pháp nén có thể ảnh hưởng đến độ phân giải, sắc nét và chi tiết của hình ảnh.

- Âm thanh: Sự số hóa âm thanh thành dãy bit thường thông qua việc mã hóa và nén dữ liệu. Các phương pháp nén âm thanh như MP3, AAC có thể loại bỏ thông tin không nghe thấy hoặc ít quan trọng, dẫn đến mất mát chất lượng âm thanh. Mức độ nén cao thường đi kèm với mất mát chất lượng cao. - Âm thanh: Sự số hóa âm thanh thành dãy bit thường thông qua việc mã hóa và nén dữ liệu. Các phương pháp nén âm thanh như MP3, AAC có thể loại bỏ thông tin không nghe thấy hoặc ít quan trọng, dẫn đến mất mát chất lượng âm thanh. Mức độ nén cao thường đi kèm với mất mát chất lượng cao.

Câu 18: Hãy đổi các số sau sang đơn vị byte:

a) 100 KB

b) 67 MB

c) 5 GB

Trả lời:

a) 100 KB = 100 * 1024 byte = 102,400 byte.

b) 67 MB = 67 * 1024 KB = 67 * 1024 * 1024 byte = 70,184,320 byte.

c) 5 GB = 5 * 1024 MB = 5 * 1024 * 1024 KB = 5 * 1024 * 1024 * 1024 byte = 5,368,709,120 byte.

Câu 19: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

a) Trong máy tính, mỗi kí tự là một dãy bit, hai kí tự khác nhau thì hai dãy bit biểu diễn chúng khác nhau. 

b) Một bit là một dãy gồm nhiều số 0 và số 1 ghép lại để biểu diễn chữ cái.

c) Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành các số.

d) Ảnh số là kết quả số hóa dữ liệu ảnh. 

e) Văn bản số là trang in gồm toàn các số. 

f) Âm thanh số là kết quả số hóa dữ liệu âm thanh. 

Trả lời:
a) Đúng.

b) Sai.

c) Sai.

d) Đúng.

e) Sai.

f) Đúng.

Câu 20: Một điệp viên hẹn gặp một người cung cấp tin tại địa điểm bí mật. Để phòng ngừa mọi rủi ro, họ quy ước: Trước giờ gặp, người cung cấp tin nhìn lên cửa sổ căn phòng X; nếu ở cửa sổ có lọ hoa thì cuộc gặp diễn ra bình thường, còn không thì cuộc gặp bị hủy. Có thể coi đây là cách truyền tin dùng một bit hay không? Vì sao?

Trả lời:
Không, đây là cách truyền tin hai bit vì: quy ước: có bình hoa là 1, không có bình hoa là 0.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tin học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay