Câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Bộ câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Cơ sở dữ liệu . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học ứng dụng 11 kết nối.

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU

( 14 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tính bảo mật và an toàn của cơ sở dữ liệu là gì?

Trả lời:

Cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép, chống được việc sao chép dữ liệu không hợp lệ

Câu 2: Tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu là gì?

Trả lời:

Các giá trị dữ liệu phải thỏa mãn những ràng buộc cụ thể tùy thuộc vào thực tế mà nó phản ánh

Câu 3: Cơ sở dữ liệu có những tính chất nào?

Trả lời:

Các tính chất cơ bản của một cơ sở dữ liệu là:

- Tính cấu trúc

- Tính không dư thừa

- Tính độc lập dữ liệu

Câu 4: Cơ sở dữ liệu là gì?

Trả lời:

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính

Câu 5: Dữ liệu được tổ chức lưu trữ cần đảm bảo?

Trả lời:

Dữ liệu được tổ chức lưu trữ cần đảm bảo những tính chất:

- Dễ dàng chia sẻ

- Dễ dàng bảo trì phát triển

- Hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu

2. THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Lý do cần phải tổ chức việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính hợp lý là gì?

Trả lời:

Cần phải tổ chức việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính hợp lý vì:

- Hạn chế trùng lặp làm dư thừa dữ liệu

- Khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu

Câu 2: Theo em, việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí có phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính không?

Trả lời:

Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí không phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính

Câu 3: Tại sao cần tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm?

Trả lời:

Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềm, đảm bảo dễ dàng chia sẻ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.

Câu 4: Hãy nêu ví dụ minh hoạ cho một vài thuộc tính cơ bản của CSDL.

Trả lời:

Ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL:

     - Tính cấu trúc:

+ CSDL thư viện có bảng Độc-Giả gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.

+ CSDL Danh bạ gồm nhiều hàng và cột. Mỗi cột là một thuộc tính (cột họ tên, cột số điện thoại, cột địa chỉ...).

     - Tính toàn vẹn:

+ Mỗi thư viện đề có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn không vượt quá 6 cuốn.

     - Tính an toàn và bảo mật thông tin:

+ Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác, Chỉ có một số người đủ thẩm quyền như thủ thư mới có quyền truy cập để sửa đổi, xóa bạn đọc.

+ Trong ứng dụng danh bạ thì chỉ những ai mở khóa được smartphone thì mới có thể xem được thông tin danh bạ.

Câu 5: Khi lưu trữ trên máy tính, theo em, có cần lưu trữ cột điểm trung bình trong bảng điểm môn học không?

Trả lời:

Cột điểm trung bình trong bảng điểm môn học cần lưu để cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Hãy lấy một ví dụ minh hoạ cho sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu.

Trả lời:

Một ví dụ minh hoạ cho sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu là trong lĩnh vực y tế - khám chữa bệnh. Việc lưu trữ dữ liệu y tế độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt và dễ dàng trong việc truy xuất và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tăng tính bảo mật và an toàn của dữ liệu cũng như đơn giản hóa quá trình khai thác và phân tích dữ liệu y tế.

Câu 2: Thư viện là nơi em có thể đến để đọc hay mượn sách. Hãy đề xuất các dữ liệu cần quản lí của một thư viện.

Trả lời:

Các dữ liệu mà thư viện cần quản lí là:

1.Sách (Mã sách, Tên sách, Mã tác giả, Mã thể loại, Mã NXB, Năm xuất bản)

  1. Tác giả (Mã tác giả, Tên tác giả, website, Ghi chú)
  2. Thể loại (Mã thể loại, Tên thể loại)
  3. Nhà xuất bản (Mã NXB, Tên NXB, Địa chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
  4. Độc giả (Mã độc giả, Tên độc giả, Địa chỉ, Số thẻ)
  5. Thẻ thư viện (Số thẻ, Ngày bắt đầu, Ngày hết hạn, Ghi chú)
  6. Nhân viên (Mã nhân viên, Họ tên, Ngày sinh, Số điện thoại)
  7. Mượn trả (Mã mượn trả, Số thẻ, Mã nhân viên, Ngày mượn)
  8. CT Mượn trả (Mã mượn trả, Mã sách, Ghi chú, Đã_trả, Ngày trả) 

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)

Câu 1: Giáo viên dạy mỗi môn học bắt buộc phải có một số điểm - bảng điểm môn học. Một bản sao của bảng điểm môn học được gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Hãy cùng thảo luận xem có cần lưu trữ bảng điểm của lớp học không?

Trả lời:

Việc lưu trữ bảng điểm của lớp học là rất cần thiết. Bảng điểm của lớp học là một tài liệu quan trọng để giáo viên và nhà trường có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học đó.

Câu 2: Hãy so sánh cách thức ghi chép và lưu trữ kết quả điểm môn học nêu trong Mục 1 với cách ghi chép và lưu trữ dưới dạng bảng. Theo em cách nào là phù hợp hơn? Thông qua ví dụ bảng điểm môn học hãy chỉ ra một vài lí do cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định.

Trả lời:

Lưu trữ dưới dạng bảng là cách lưu trữ phù hợp hơn.

Lí do cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định:

- Dễ dàng quản lý và tìm kiếm dữ liệu: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp cho quản lý và tìm kiếm dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Nhân viên có thể nhanh chóng truy xuất dữ liệu cần thiết và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.

- Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu: Việc lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Bằng cách sử dụng các quy tắc và tiêu chuẩn cho phép dữ liệu được định dạng một cách chuẩn mực và chính xác hơn.

- Tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm và truy xuất dữ liệu. Các bảng chỉ mục có thể được tạo ra để tăng tốc độ tìm kiếm dữ liệu và giảm thiểu thời gian phản hồi.

- Hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó sẽ giúp cho việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Dữ liệu có thể được sắp xếp và phân loại một cách logic để giúp các nhà quản lý và nhân viên phân tích và đưa ra quyết định hiệu quả hơn.

- Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn: Khi dữ liệu được lưu trữ theo một cấu trúc xác định, nó có thể đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của pháp luật hoặc các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ và quản lý một cách an toàn và bảo mật.

=> Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay