Câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ

Bộ câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học ứng dụng 11 kết nối.

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 13: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

( 14 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra các cột của bảng Bản nhạc?

Trả lời:

- Bảng Bản nhạc có 3 cột

+ Mid

+ Aid

+ TenBN

Câu 2: Cho một CSDL các bản nhạc như dưới đây. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Tiến về Hà Nội" là nhạc sĩ nào?

Trả lời:

- Nhạc sĩ Văn Cao

Câu 3: Thuộc tính chung của 2 bảng Bản nhạc và Bản thu âm là gì?

Trả lời:

- Thuộc tính Mid

Câu 4: Mô hình CSDL quan hệ là gì?

Trả lời:

- Mô hình cơ sở dữ liệu là một loại mô hình dữ liệu xác định cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu và xác định một cách cơ bản cách thức dữ liệu có thể được lưu trữ, sắp xếp và thao tác. Ví dụ phổ biến nhất của mô hình cơ sở dữ liệu là mô hình quan hệ, vốn sử dụng định dạng dựa trên bảng.

Câu 5: Việc xác định kiểu dữ liệu của các trường nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Việc xác định kiểu dữ liệu của các trường nhằm

+ Hạn chế việc lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu

+ Kiểm soát tính đúng đắn về mặt logic của dữ liệu được nhập vào bảng

2. THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Liên kết dữ liệu theo khóa là gì?

Trả lời:

- Việc kết nối dữ liệu hai bảng với nhau bằng khóa ngoài được gọi là liên kết dữ liệu theo khóa

 

Câu 2: Khóa ngoài là gì?

Trả lời:

- Khoá ngoài là khóa có thể có trường hay nhóm các trường làm thành khóa chính ở một bảng khác

Câu 3: Bản ghi của một CSDL là gì?

Trả lời:

- Một hàng của bảng được gọi là một bản ghi, là tập hợp các thông tin về một đối tượng cụ thể được quản lí trong bảng

Câu 4: Trường trong CSDL là gì?

Trả lời:

- Mỗi cột trong bảng được gọi là trường, thể hiện thuộc tính của đối tượng quản lí trong bảng.

Câu 5: Khoá của bảng là gì?

Trả lời:

- Mỗi bảng có thể có một hay một nhóm trường mà giá trị của chúng tại các bản ghi không trùng nhau, xác định duy nhất một bản ghi, nói cách khác là bộ giá trị của chúng cho phép phân biệt các bản ghi của bảng. Trường hay nhóm trường ấy được gọi là khoá của bảng.

3. VẬN DỤNG ( 2 câu)

Câu 1: Định nghĩa khoá chính là gì? Từ CSDL dưới đây hãy chọn một khoá chính cho bảng Bản nhạc?

Trả lời:

- Một bảng có thể có nhiều khóa. Người ta có thể chọn một khoá trong các khoá đó làm khóa chính của bảng và thường chọn khoá có số trường ít nhất.

- Từ định nghĩa trên ta sẽ chọn được Aid làm khóa chính cho bảng Bản nhạc.

Câu 2: Từ đầu bài trên tìm khóa chính của bảng Ca sĩ?

Trả lời:

- Khoá chính của bảng Ca sĩ là Sid

 

4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)

Câu 1: Cho CSDL học tập có các bảng sau: Hocsinh (họ tên, số CCCD, số thẻ học sinh, ngày sinh, địa chỉ), monhoc (tên, mã môn). Diem (số thẻ học sinh, mã môn, năm, học kì, loại điểm, điểm), trong đó loại điểm chỉ các loại ĐĐG thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì. Hãy xác định các khoá chính và các khoá ngoài của từng bảng, có thể lấy số CCCD làm khoá chính được không.

Trả lời:

Trong CSDL học tập này, ta có thể xác định các khoá chính và các khoá ngoài của từng bảng như sau:

- Bảng Hocsinh:

Khoá chính: Số CCCD

Khoá ngoài: Không có

- Bảng Monhoc:

Khoá chính: Mã môn

Khoá ngoài: Không có

- Bảng Diem:

Khoá chính: Số thẻ học sinh, Mã môn, Năm, Học kì, Loại điểm

Khoá ngoài:

Số thẻ học sinh tham chiếu đến bảng Hocsinh.

Mã môn tham chiếu đến bảng Monhoc.

Số CCCD có thể được sử dụng làm khóa chính của bảng Hocsinh, nhưng không nên sử dụng nó làm khóa chính của bảng Diem, bởi vì một học sinh có thể có nhiều môn học và điểm khác nhau trong các môn học đó. Do đó, ta cần sử dụng một tập hợp các trường (số thẻ học sinh, mã môn, năm, học kì, loại điểm) để tạo thành khóa chính của bảng Diem.

Câu 2: Trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh được đánh số báo danh, có thể thi một số môn, được chia vào các phòng thi được đánh số, sau khi chấm sẽ có điểm thi với các môn đăng ký dự thi. Em hãy đề xuất một số bảng dữ liệu và các trường làm khóa chính và khóa ngoài cho các bảng đó.

Trả lời:

Dựa trên yêu cầu của bài toán, ta có thể đề xuất các bảng dữ liệu và các trường làm khóa chính và khóa ngoài như sau:

- Bảng HocSinh:

Trường: Mã số báo danh, Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ

Khoá chính: Mã số báo danh

Khoá ngoài: Không có

- Bảng MonHoc:

Trường: Tên môn học, Mã môn học

Khoá chính: Mã môn học

Khoá ngoài: Không có

- Bảng PhongThi:

Trường: Mã phòng thi, Tên phòng thi

Khoá chính: Mã phòng thi

Khoá ngoài: Không có

- Bảng ThiSinh_MonHoc:

Trường: Mã số báo danh, Mã môn học

Khoá chính: Mã số báo danh, Mã môn học

Khoá ngoài: Mã số báo danh tham chiếu đến bảng HocSinh, Mã môn học tham chiếu đến bảng MonHoc

- Bảng KetQuaThi:

Trường: Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi, Điểm thi

Khoá chính: Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi

Khoá ngoài:

Mã số báo danh tham chiếu đến bảng HocSinh

Mã môn học tham chiếu đến bảng MonHoc

Mã phòng thi tham chiếu đến bảng PhongThi

Lưu ý rằng, trong bảng ThiSinh_MonHoc, ta cần sử dụng một tập hợp các trường (Mã số báo danh, Mã môn học) để tạo thành khóa chính, bởi vì một thí sinh có thể đăng ký thi nhiều môn học khác nhau. Còn trong bảng KetQuaThi, ta cần sử dụng một tập hợp các trường (Mã số báo danh, Mã môn học, Mã phòng thi) để tạo thành khóa chính, bởi vì một thí sinh có thể thi cùng một môn học ở nhiều phòng thi khác nhau.

=> Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay