Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo

BÀI 13: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN,

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

(17 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Không cần tính ra kết quả hay so sánh các biểu thức sau

  1. a) 4 824 + 3 579 ..... 3 579 + 4 824
  2. b) 897 + 978 ........ 978 + 897

Giải:

Theo tính chất giao hoán của phép cộng ta có

  1. a) 4 824 + 3 579 = 3 579 + 4 824
  2. b) 897 + 978 = 978 + 897

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

  1. a) m + 0 = … + m
  2. b) 49 + 222 = 222 + ....
  3. c) .... + 28 = 375 + ....

Giải:

Theo tính chất giao hoán của phép cộng ta có

  1. a) m + 0 = 0 + m
  2. b) 49 + 222 = 222 + 49
  3. c) 375 + 28 = 375 + 28

Câu 3:  Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm

  1. a) (a + c) + b …. (b + a) + c
  2. b) m + (n + p) …. (m + n) + p

Giải:

Theo tính chất kết hợp của phép cộng ta có

  1. a) (a + c) + b = (b + a) + c
  2. b) m + (n + p) = (m + n) + p

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống

  1. a) (61 291 + ..........) + 725 = (6 000 + 725) + 61 291
  2. b) (29 480 + 5) + 42 609 = (42 609 + 29 485) + ...........
  3. c) 375 + (28 + 456) = 28 + (375 + ......)

Giải:

Theo tính chất kết hợp của phép cộng ta có

  1. a) (61 291 + 6 000) + 725 = (6 000 + 725) + 61 291
  2. b) (29 480 + 5) + 42 609 = (42 609 + 29 485) + 5
  3. c) 375 + (28 + 456) = 28 + (375 + 456)

Câu 5: Không cần đặt phép tính hãy nêu kết quả của những phép tính sau

  1. a) 468 + 379 = 847

    379 + 468 = …

  1. b) 6 509 + 2 876 = 9 385

    2 876 + 6 509 = …

  1. c) (3 254 + 146) + 1 698 = 5 098

     (1 698 + 146) + 3 254 = ...

Giải:

  1. a) 468 + 379 = 847

    379 + 468 = 847 (Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng)

  1. b) 6 509 + 2 876 = 9 385

    2 876 + 6 509 = 9 385 (Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng)

  1. c) (3 254 + 146) + 1 698 = 5 098

     (1 698 + 146) + 3 254 = 5 098 (Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng)

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện

  1. a) 320 + 32 + 680 + 68
  2. b) 467 + 999 + 9533
  3. c) 4 400 + 2 148 + 252

Giải:

  1. a) 320 + 32 + 680 + 68 = (320 + 680) + (32 + 68) = 1 000 + 100 = 1 100
  2. b) 467 + 999 + 9 533 = (467 + 9 533) + 999 = 10 000 + 999 = 10 999
  3. c) 4 400 + 2 148 + 252 = 4 400 + (2 148 + 252) = 4 400 + 2 400 = 6 600

Câu 2: Tìm y, biết

  1. a) y + 22 000 = 22 000 + 8 500
  2. b) 8117 + y + 739 = 739 + (8117 + 263)

Giải:

  1. a) y + 22 000 = 22 000 + 8 500

    y                = 8 500    (Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng)

  1. b) 8 117 + y + 739 = 739 + (8 117 + 263)

                          y = 263      (Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng)

Câu 3: Điều dấu <; >; = thích hợp vào chỗ chấm?

  1. a) 2 975 + 4 017 … 4 017 + 3 000

    2 975 + 4 017 … 4 017 + 2 900

  1. b) 8 264 + 927 … 927 + 8 300

    8 264 + 927 …. 900 + 8 264

Giải:

  1. a) 2 975 + 4 017 < 4 017 + 3 000

    2 975 + 4 017 > 4 017 + 2 900

  1. b) 8 264 + 927 < 927 + 8 300

    8 264 + 927 > 900 + 8 264

Câu 4: So sánh hai phép tính sau: 1785 + 2455 + 215 ….. 2120 + 219 + 1880

Giải:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp, ta tính hai vế:

1785 + 2455 + 215 = (1785 + 215) + 2455 = 2000 + 2455 = 4455

2120 + 219 + 1880 = (2120 + 1880) + 219 = 4000 + 219 = 4219

Vì 4455 > 4219 nên 1785 + 2455 + 215 > 2120 + 219 + 1880

Câu 5: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

  1. a) 42 + 15 + 38 … 38 + 15 + 42
  2. b) 23 + 73 + 12 … 32 + 12 + 73
  3. c) 36 + 45 + 16 … 16 + 32 + 45

Giải:

  1. a) 42 + 15 + 38 = 38 + 15 + 42
  2. b) 23 + 73 + 12 < 32 + 12 + 73
  3. c) 36 + 45 + 16 > 16 + 32 + 45

Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

(a + 97) + 3 = a + (97 + ….. ) = a + ……

Giải:

Áp dụng tính chất kết hợp ta có

 (a + 97) + 3 =a + (97 + 3) = a + 100

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự là 3; 100.

Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống để tính bằng cách thuận tiện

2 593 + 6 742 + 1 407 + 3 258

= ( ......  + 1 407) + (6 742 + ......)

=   ........ + ........

= ...........

Giải:

2 593 + 6 742 + 1 407 + 3 258

= (2 593 + 1 407) + (6 742 + 3 258)

= 4 000+10 000

= 14 000

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới từ trái sang phải là 2 593; 3 258; 4 000; 10 000; 14 000.

  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 75 500 đồng, ngày thứ hai nhận được 86 950 đồng, ngày thứ ba nhận được 14 500 đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền?

Giải:

Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:

75 500 + 86 950 + 14 500 = 176 950  (đồng)

Đáp số: 176 950 đồng

Câu 2: Một xã tổ chức tiêm phòng bệnh chi trẻ em. Lần đầu có 1 465 em tiêm phòng bệnh, lần sau có nhiều hơn lần đầu 335 em tiêm phòng bệnh. Hỏi cả hai lần có bao nhiêu em đã phải tiêm phòng bệnh?

Giải:

Số em tiêm phòng bệnh lần thứ hai là:

1 465 + 335 = 1800 (em)

Số em tiêm phòng bệnh cả hai lần là:

1 465 + 1 800 = 3 265 (em)

Đáp số : 3 265 em

Câu 3: Một huyện có 4 trường học lần lượt là A, B, C, D. Số học sinh của trường A là 2 120 học sinh, số học sinh của trường B là 3 214 học sinh, số học sinh của trường C là 2 880 học sinh và số học sinh của trường D là 1 786 học sinh. Hỏi tổng số học sinh tiểu học của huyện đó bằng cách thuận tiện nhất?

Giải:

Tổng số học sinh tiểu học của huyện đó là:

2 120 + 3 214 + 2 880 + 1 786 = (2 120 + 2 880) + (3 214 + 1 786)

= 5 000 + 5 000 = 10 000 (học sinh)

Đáp số: 10 000 học sinh

  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Một xã có 5256 người. Sau một năm số dân tăng thêm 79 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 71 người. Hỏi:

  1. a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
  2. b) Sau hai năm số dân của xã đó có bao nhiêu người?

Giải:

  1. a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm số người là:

79 + 71 = 150 (người)

  1. b) Sau hai năm số dân của xã đó có số người là:

5256 + 150 = 5406 (người)

Đáp số: a) 150 người

  1. b) 5406 người

Câu 2: Một buổi hội thảo ban đầu có 356 người tham dự. Sau 1 giờ, số người tham gia tăng lên 194 người so với lần đầu, Sau 2 giờ thì tăng lên 150 người so với lần 2. Hỏi tổng cộng buổi hội thảo có bao nhiêu người tham gia?

Giải:

Số người tăng lên sau 1 giờ là:

356 + 194 = 550 (người)

Số người tăng lên sau 2 giờ là:

356 + 150 = 506 (người)

Tổng số người tham dự cuối cùng là:

356 + 550 + 506 = 1 412 (người)

Đáp số: 1 412 người

=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay