Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 15: Em làm được những gì ?
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 15: Em làm được những gì ?. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo
BÀI 15: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
(15 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Một túi gạo 20kg, vậy một nửa túi gạo có bao nhiêu kg?
Giải:
Một nửa túi gạo có số kg gạo là
20 : 2 = 10 (kg)
Đáp số: 10 kg
Câu 2: Có 5 quyển vở xếp đều vào 1 thùng. 5 thùng như thế có bao nhiêu quyển vở?
Giải:
5 thùng như thế có số quyển vở là
5 x 5 = 25 (quyển vở)
Đáp số: 25 quyển vở
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống
- a) (61 291 + ..........) + 725 = (6 000 + 725) + 61 291
- b) (29 480 + 5) + 42 609 = (42 609 + 29 485) + ...........
- c) (49 × 222) × 3 = 49 × .... × .... = .....
- d) 12 × 2 + 73 × 2 = (.... + ....) × .... = .....
Giải:
Theo tính chất kết hợp của phép cộng ta có
- a) (61 291 + 6 000) + 725 = (6 000 + 725) + 61 291
- b) (29 480 + 5) + 42 609 = (42 609 + 29 485) + 5
- c) (49 × 222) × 3 = 49 × 222 × 3 = 32 634
- d) 12 × 2 + 73 × 2 = (12 + 73) × 2 = 170
Câu 4: Tính giá trị của biểu thức
- a) 45 + (62 + 38)
- b) 182 – (96 – 54)
- c) 64 : (4 x 2)
- d) 7 x (48 : 6)
Giải:
- a) 45 + (62 + 38) = 45 + 100 = 145
- b) 182 – (96 – 54) = 182 – 42 = 140
- c) 64 : (4 x 2) = 64 : 8 = 8
- d) 7 x (48 : 6) = 7 x 8 = 56
Câu 5: Cho bảng sau
x | 33 | 50 | 71 |
(99 – x) × 3 | a | b | c |
Giá trị của a, b, c lần lượt là?
Giải:
x | 33 | 50 | 71 |
(99 – x) × 3 | 198 | 147 | 84 |
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Viết giá trị của các biểu thức sau
- a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
- b) Theo thứ tự từ lớn đến bé
Giải:
Thực hiện các phép tính
9 x (71 – 66) = 45 (19 + 8) x 2 = 54
(750 – 500) : 5 = 50 34 + 210 : 7 = 64
- a) Theo thứ tự từ bé đến lớn 45, 50, 54, 64
- b) Theo thứ tự từ lớn đến bé 64, 54, 50, 45
Câu 2: Cho hai biểu thức
P = 268 + 57 × m – 1659 : n và Q = (1 085 - 35 x n) : m + 4
So sánh giá trị của 2 biểu thức P và Q biết m = 8, n = 7
Giải:
Với m = 8, n = 7 ta có P = 268 + 57 × m – 1 659 : n = 268 + 57 × 8 – 1 659 : 7 = 268 + 456 – 237 = 487
Với m = 8, n = 7 ta có Q = (1 085 – 35 x n) : m + 4 = (1 085 – 35 x 7) : 8 + 4 = (1 085 – 245) : 8 + 4 = 840 : 8 + 4 = 105 + 4 = 109
Ta thấy 487 > 109 nên P > Q.
Câu 3: Tìm y, biết
- a) y + 22 000 = 22 000 + 8 500
- b) 8117 + y + 739 = 739 + (8117 + 263)
Giải:
- a) y + 22 000 = 22 000 + 8 500
y = 8 500 (Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng)
- b) 8 117 + y + 739 = 739 + (8 117 + 263)
y = 263 (Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng)
Câu 4: Tìm x, biết
- a) (x + 12) × 9 = (5 × 9) × 4
- b) (x + y) × 5 = 25; với y = 4
Giải:
- a) (x + 12) × 9 = (5 × 9) × 4
(x + 12) × 9 = 5 × 9 × 4
x × 9 + 12 × 9 = 180
x × 9 + 108 = 180
x × 9 = 180 – 108
x × 9 = 72
x = 72 : 9 = 8
- b) (x + y) × 5 = 25; với y = 4
Thay y = 4 vào biểu thức ta có
(x + 4) × 5 = 25
x × 5 + 4 × 5 = 25
x × 5 + 20 = 25
x × 5 = 25 – 20
x × 5 = 5
x = 5 : 5 = 1
Câu 5: Giá trị biểu thức 6 752 : 4 x c + 21 318 với c là số lớn nhất nhỏ hơn số lớn nhất có một chữ số là?
Giải:
c là số lớn nhất nhỏ hơn số lớn nhất có một chữ số
Số lớn nhất có một chữ số là 9. Vậy c = 8
Thay a vào biểu thức 6 752 : 4 x c + 21 318 = 6 752 : 4 x 8 + 21 318 = 34 822
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Tích sau có tận cùng là chữ số nào
19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99
Giải:
19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99
= (19 × 29) × (39 × 49) × (59 × 69) × (79 × 89) × 99
= (...1) × (...1) × (...1) × (...1) × 99
= (...1) × 99
= (...9)
Vậy tích 19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99 có tận cùng là 9.
Câu 2: Một cửa hàng bán gạo, ngày thứ nhất bán được 12 yến gạo; ngày thứ 2 bạn được 9 yên gạo; ngày thứ 3 bán được nhiều hơn ngày đầu 3 yến gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu yến gạo?
Giải:
Số gạo của hàng bạn được ngày thứ 3 là:
12 + 3 = 15 (yến)
Số gạo bán được cả 3 ngày là:
12 + 9 + 15 = 36 (yến)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bạn được
36 : 3 = 12 (yến)
Đáp số: 12 yến gạo
Câu 3: Một xã tổ chức tiêm phòng bệnh chi trẻ em. Lần đầu có 1 465 em tiêm phòng bệnh, lần sau có nhiều hơn lần đầu 335 em tiêm phòng bệnh. Hỏi cả hai lần có bao nhiêu em đã phải tiêm phòng bệnh?
Giải:
Số em tiêm phòng bệnh lần thứ hai là:
1 465 + 335 = 1800 (em)
Số em tiêm phòng bệnh cả hai lần là:
1 465 + 1 800 = 3 265 (em)
Đáp số : 3 265 em
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Một xe chở khoai chở được 500kg khoai, trong đó có 75kg củ khoai màu tím và còn lại là khoai màu vàng. Giá khoai vàng là 4 đồng 1kg. Tổng giá khoai tím bằng nửa tổng giá khoai vàng. Tính giá trị của xe khoai?
Giải:
Trên xe có số ki – lô – gam khoai vàng là
500 – 75 = 425 (kg)
Giá tiền của tổng số khoai vàng trên xe là
4 x 425 = 1700 (đồng)
Giá tiền của tổng số khoai tím trên xe là
1700 : 2 = 850 (đồng)
Giá trị của xe khoai là
1700 + 850 = 2550 (đồng)
Đáp số: 2550 đồng
Câu 2: Một xã có 5256 người. Sau một năm số dân tăng thêm 79 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 71 người. Hỏi:
- a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
- b) Sau hai năm số dân của xã đó có bao nhiêu người?
Giải:
- a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm số người là:
79 + 71 = 150 (người)
- b) Sau hai năm số dân của xã đó có số người là:
5256 + 150 = 5406 (người)
Đáp số: a) 150 người
- b) 5406 người
=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 15: Em làm được những gì?