Câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 4 chân trời sáng tạo
BÀI 14: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN,
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
(17 câu)
- NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Không cần tính ra kết quả hay so sánh các biểu thức sau
- a) 123 × 2 ..... 2 × 123
- b) 2 × 3 × 4 × 5 ..... 5 × 2 × 4 × 3
Giải:
Theo tính chất giao hoán của phép nhân ta có
- a) 123 × 2 = 2 × 123
- b) 2 × 3 × 4 × 5 = 5 × 2 × 4 × 3
Câu 2: Điền chữ/số thích hợp vào chỗ chấm
- a) a × .... = .... × a = a
- b) m × 0 = … × m = …
- c) m × n = n × ...
Giải:
Theo tính chất giao hoán của phép nhân ta có
- a) a × 1 = 1 × a = a
- b) m × 0 = 0 × m = 0
- c) m × n = n × m
Câu 3: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm
- a) (a × b) × c …. (a × c) × b
- b) m × (n + p) …. m × n + m × p
Giải:
Theo tính chất kết hợp của phép nhân ta có
- a) (a × b) × c = (a × c) × b
- b) m × (n + p) = m × n + m × p
Câu 4: Điền chữ/số thích hợp vào chỗ chấm
- a) × (y + z) = …
- b) a × b × c = a × (... × c)
- c) m × (0 × n) = m × ... × n = ...
Giải:
Theo tính chất kết hợp của phép nhân ta có
- a) × (y + z) = × y + × z
- b) a × b × c = a × (b × c)
- c) m × (0 × n) = m × 0 × n = 0
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống
- a) (49 × 222) × 3 = 49 × .... × .... = .....
- b) 12 × 2 + 73 × 2 = (.... + ....) × .... = .....
- c) 375 × 28 × 6 = 6 × 28 × .... = .....
Giải:
Theo tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân ta có
- a) (49 × 222) × 3 = 49 × 222 × 3 = 32 634
- b) 12 × 2 + 73 × 2 = (12 + 73) × 2 = 170
- c) 375 × 28 × 6 = 6 × 28 × 375 = 63 000
- THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Tính bằng cách thuận tiện
- a) 13 × 5 × 2
- b) 5 × 2 × 34
- c) 2 × 26 × 5
- d) 5 × 9 × 3 × 2
Giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn chục, tròn trăm,... lại với nhau
- a) 13 × 5 × 2 = 13 × (5 × 2) = 13 × 10 = 130
- b) 5 × 2 × 34 = (5 × 2) × 34 = 10 × 34 = 340
- c) 2 × 26 × 5 = 26 × 2 × 5 = 26 × (2 × 5) = 26 × 10 = 260
- d) 5 × 9 × 3 × 2 = 9 × 3 × 5 × 2 = (9 × 3) × (5 × 2) = 27 × 10 = 270
Câu 2: Tìm x, biết
- a) (x + 12) × 9 = (5 × 9) × 4
- b) (x + y) × 5 = 25; với y = 4
Giải:
- a) (x + 12) × 9 = (5 × 9) × 4
(x + 12) × 9 = 5 × 9 × 4
x × 9 + 12 × 9 = 180
x × 9 + 108 = 180
x × 9 = 180 – 108
x × 9 = 72
x = 72 : 9 = 8
- b) (x + y) × 5 = 25; với y = 4
Thay y = 4 vào biểu thức ta có
(x + 4) × 5 = 25
x × 5 + 4 × 5 = 25
x × 5 + 20 = 25
x × 5 = 25 – 20
x × 5 = 5
x = 5 : 5 = 1
Câu 3: Tính bằng hai cách theo mẫu
Mẫu : 3 × 5 × 2 = ? Cách 1 : 3 × 5 × 2 = (3 × 5) × 2 = 15 × 2 = 30. Cách 2 : 3 × 5 × 2 = 3 × (5 × 2) = 3 × 10 = 30. |
- a) 4 × 5 × 3
- b) 5 × 2 × 6
- c) 2 × 5 × 4
- d) 7 × 4 × 5
Giải:
Phương pháp giải:
Cách 1: Áp dụng công thức : a × b × c = (a × b) × c.
Cách 2: Áp dụng công thức : a × b × c = a × (b × c).
Lời giải chi tiết
- a) 4 × 5 × 3
Cách 1: 4 × 5 × 3 = (4 × 5) × 3 = 20 × 3 = 60
Cách 2: 4 × 5 × 3 = 4 × (5 × 3) = 4 × 15 = 60
- b) 5 × 2 × 6
Cách 1: 5 × 2 × 6 = (5 × 2) × 6 = 10 × 6 = 60
Cách 2: 5 × 2 × 6 = 5 × (2 × 6) = 5 × 12 = 60
- c) 2 × 5 × 4
Cách 1: 2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4 = 10 × 4 = 40
Cách 2: 2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4) = 2 × 20 = 40
- d) 7 × 4 × 5
Cách 1: 7 × 4 × 5 = (7 × 4) × 5 = 28 × 5 = 140
Cách 2: 7 × 4 × 5 = 7 × (4 × 5) = 7 × 20 = 140
Câu 4: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm
- a) 54 × 30... 30 × 50
- b) 12 000 × 456 ... (400 + 56) × 1 200
- c) 762 × 100 ... (760 + 7) × 100
- d) 3 456 × 5 678 ... 5 678 × 3 456
Giải:
Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để so sánh mà không cần tính kết quả của biểu thức.
- a) 54 × 30 > 30 × 50
- b) 12 000 × 456 > (400 + 56) × 1 200
- c) 762 × 100 < ( 760 + 7) × 100
- d) 3 456 × 5 678 = 5 678 × 3456
Câu 5: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
- a) 5 x 2 100
- b) (10 000 + 280) × (6 + 1)
- c) 2469 × 8
- d) (2 000 + 10 + 90) × 5
- e) 10 280 × 7
- g) (5 + 3) × (2 000 + 469)
Giải:
- a) – d)
- b) – e)
- c) – g)
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống
1 945 × 72 × 9 × (1 700 – 25 × 17 × 4) = ......
Giải:
1 945 × 72 × 9 × (1 700 – 25 × 17 × 4)
= (1 945 × 72 × 9) × (1 700 – 25 × 4 × 17)
= (1 945 × 72 × 9) × (1 700 – 100 × 17)
= (1 945 × 72 × 9) × (1 700 − 1 700)
= (1 945 × 72 × 9) × 0
= 0
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 0.
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ trống để tính bằng cách thuận tiện
25 × 9 × 4 × 7 = ( ...... × 7) x (25 × ......)
= ........ × ........
= ...........
Giải:
25 × 9 × 4 × 7 = ( 9 × 7) x (25 × 4)
= 63 × 100
= 6 300
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống
Có 6 thùng bánh trung thu, mỗi thùng có 25 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh.
Vậy có tất cả ..... cái bánh trung thu.
Giải:
Một hộp có số cái bánh là:
4 × 25 = 100 (cái bánh)
Có số cái bánh trung thu là:
100 × 6 = 600 (cái bánh)
Đáp số: 600 cái bánh.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 600.
Câu 2: Có 5 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?
Giải:
Số học sinh đang ngồi học là:
(15 × 2) × 5 = 150 (học sinh)
Đáp số: 150 học sinh.
Câu 3: Có 8 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 4 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 8 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện?
Giải:
4 kiện hàng có số ấm điện là:
25 x 4 = 100 (ấm điện)
8 ô tô chở số ấm điện là:
100 x 8 = 800 (ấm điện)
Đáp số: 800 ấm điện
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tìm số bị chia biết rằng thương bằng tích của 50 và 10, số chia bằng 5
Vậy số bị chia cần tìm là?
Giải:
Ta có: Số bị chia = thương × số chia.
Vậy số bị chia cần tìm là ( 50 × 10) × 5 = 50 × (10 × 5) = 50 ×50 = 250
Vậy số cần tìm là 250.
Câu 2: Tích sau có tận cùng là chữ số nào
19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99
Giải:
19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99
= (19 × 29) × (39 × 49) × (59 × 69) × (79 × 89) × 99
= (...1) × (...1) × (...1) × (...1) × 99
= (...1) × 99
= (...9)
Vậy tích 19 × 29 × 39 × 49 × 59 × 69 × 79 × 89 × 99 có tận cùng là 9.
=> Giáo án Toán 4 chân trời Bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân