Câu hỏi tự luận toán 4 kết nối bài 72: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 72: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Kết nối tri thức

BÀI 72: ÔN TẬP MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

 (21 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)


Cho biểu đồ cột sau, trả lời câu hỏi từ 1 đến 5

Câu 1: Biểu đồ trên biểu thị điều gì?

Giải:

Biểu đồ trên biểu thị số học sinh của 5 lớp 4

Câu 2: Hàng ngang bên dưới cho biết điều gì? Hàng dọc bên mép trái cho biết điều gì?

Giải:

Hàng ngang bên dưới cho biết số lớp 4

Hàng dọc bên mép trái cho biết số học sinh

Câu 3: Lớp nào có số học sinh cao nhất? Lớp nào có số học sinh ít nhất?

Giải:

Lớp 4C có số học sinh cao nhất

Lớp 4E có số học sinh ít nhất

Câu 4:  Dựa vào đâu để so sánh số học sinh của mỗi lớp với nhau?

Giải:

Dựa vào độ cao thấp của cột để so sánh số học sinh của mỗi lớp với nhau.

Câu 5: Hãy sắp xếp số học sinh của các lớp từ bé đến lớn?

Giải:

Số học sinh của các lớp được sắp xếp từ bé đến lớn là 4E, 4A, 4B, 4D, 4C

 

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Cân nặng lần lượt của 6 bạn học sinh lớp 4A Nam, Hải, Long, Hoa, Mai, Hảo theo thứ tự lần lượt là:

40 kg, 36 kg, 30kg, 31 kg, 33 kg, 29 kg.

  1. a) Số?

Tên vận động viên

Nam

Hải

Long

Hoa

Mai

Hảo

Cân nặng

40

36

?

?

?

?

  1. b) Sắp xếp các số đo cân nặng của 4 bạn Nam, Hải, Long Hoa theo thứ tự từ lớn đến bé.
  2. c) Bạn nào nhẹ hơn bạn Hải? Bạn nào nặng hơn bạn Mai?

Giải:

  1. a)

Tên vận động viên

Nam

Hải

Long

Hoa

Mai

Hảo

Cân nặng

40

36

30

31

33

29

  1. b) Cân nặng của 4 bạn Nam, Hải, Long Hoa theo thứ tự từ lớn đến bé là:

40; 36;  31; 30.

  1. c) Bạn Long, Hoa, Mai, Hảo nhẹ hơn bạn Hải. Bạn Nam và Hải nặng hơn bạn Mai.


Cho biểu đồ cột sau và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4

 

Câu 2: Em hãy nêu tên và thời gian mỗi bạn dành để học bài?

Giải:

Hoa: 6 000 giây; Mai: 5 500 giây; Lan: 3500 giây; Dũng: 4 500 giây; Kiên: 7 000 giây

Câu 3: Bạn nào có thời gian học nhiều nhất và ít nhất? Bạn học nhiều nhất học nhiều hơn bạn học ít nhất bao nhiêu giây?

Giải:

Theo biểu đồ cột ta thấy bạn Kiên dành nhiều thời gian học nhất, Lan học ít nhất

Bạn Kiên học nhiều hơn bạn Lan số giây là:

7 000 – 3 500 = 3 500 (giây)

Câu 4: Tổng thời gian Hoa và Mai học hơn Dũng bao nhiêu giây?

Giải:

Tổng thời gian Hoa và Mai học là:

6 000 + 5 500 = 11 500 (giây)

Hoa và Mai học nhiều hơn Dũng số giây là:

11 500 – 4 500 = 7 000 (giây)

  1. c) Số lượng dâu tây mà Việt hái được trong các ngày đó là tăng sau mỗi ngày

Câu 5: Những bạn nào học nhiều hơn 4 500 giây?

Giải:

Ta có: 6 000 > 4 500

 5 500 > 4 500

 7 000 > 4 500

Vậy có Hoa, Mai, Kiên học nhiều hơn 4 500 giây.

Câu 6. Tổng thời gian học của cả 5 bạn là bao nhiêu giây?

Giải:

Tổng thời gian học của cả 5 bạn là

6 000 + 5 500 + 3 500 + 4 500 + 7 000 = 26 500 (giây)

 

Câu 7: Viết bảng số liệu của biểu đồ trên.

Giải:

Bảng số liệu của biểu đồ trên là

Tên

Hoa

Mai

Lan

Dũng

Kiên

Thời gian học (giây)

6 000

5 500

3 500

4 500

7 000

 

Câu 8: Tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng có nhiều hơn tổng số thời gian học của Hoa và Kiên không?

Giải:

Tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng là:

5 500 + 3 500 + 4 500 = 13 500 (giây)

Tổng số thời gian học của Hoa và Kiên là: 6 000 + 7 000 = 13 000 (giây)

Thấy 13 500 > 13 000 nên tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng nhiều hơn tổng số thời gian học của Hoa và Kiên.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Hình dưới đây là biểu đồ biểu thị số học sinh tham gia học trực tuyến của một trường tiểu học

Quan sát biểu đồ trên rồi trả lời câu hỏi

  1. a) Mỗi khối lớp có bao nhiêu học sinh học trực tuyến?

Khối lớp nào có nhiều học sinh trực tuyến nhất?

Khối lớp nào có ít học sinh học trực tuyến nhất?

  1. b) Trung bình mỗi khối lớp có bao nhiêu học sinh học trực tuyến?

Giải:

  1. a) - Mỗi khối lớp có số học sinh học trực tuyến là:

+ Khối lớp 1 có 190 học sinh tham gia học trực tuyến.

+ Khối lớp 2 có 214 học sinh tham gia học trực tuyến.

+ Khối lớp 3 có 184 học sinh tham gia học trực tuyến.

+ Khối lớp 4 có 210 học sinh tham gia học trực tuyến.

+ Khối lớp 5 có 202 học sinh tham gia học trực tuyến.

- Khối lớp 2 có nhiều học sinh tham gia học trực tuyến nhất.

- Khối lớp 3 có ít học sinh tham gia học trực tuyến nhất.

  1. b) Trung bình mỗi khối lớp có số học sinh học trực tuyến là:

(190 + 214 + 184 + 210 + 202)  : 5 = 200 (học sinh)

Câu 2: Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trong 5 tháng đầu năm:

  1. a) Có tất cả bao nhiêu lượt khách tham quan khu di tích đó?
  2. b) Tháng nào có số lượt khách tham quan nhiều nhất?
  3. c) Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu lượt khách tham quan?

Giải:

  1. a) Có tất cả số lượt khách tham quan khu di tích đó là:

300 + 420 + 250 + 100 + 180 = 1 250 (khách)

  1. b) Tháng 2 có số lượt khách tham quan nhiều nhất.
  2. c) Trung bình mỗi tháng có số lượt khách tham quan là:

1 250 : 5 = 250 (khách)


Câu 3: Biểu đồ dưới đây nói về các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia

Hỏi lớp 4B tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào?

Giải:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy lớp 4B tham gia 3 môn thể thao, đó là bóng đá, bóng rổ, bơi.


Câu 4: Biểu đồ dưới đây nói về các con vật nuôi của bốn nhà

Những nhà nào đều đang nuôi trâu?

Giải:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Nhà Xuân nuôi 2 con chó, 2 con trâu và 2 con bò.

- Nhà Hạ nuôi 1 con trâu và 1 con bò và 5 con gà.

- Nhà nuôi 1 con bò và 2 con chó.

- Nhà Đông nuôi 3 con chó, 1 con trâu và 3 con gà.

=> Do đó có ba nhà đang cùng nuôi trâu là nhà Xuân, nhà Hạ và nhà Đông.


Câu 5:

Quan sát biểu đồ và cho biết số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được ít hơn tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là bao nhiêu?

Giải:

Số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được là 350 sản phẩm

Tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là 350 + 320 + 278 + 312 = 1 260 sản phẩm.

Vậy số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được ít hơn tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là 1 260 – 350 = 910 (sản phẩm).

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)


Câu 1:

Quan sát biểu đồ và cho biết số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được ít hơn tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là bao nhiêu?

Giải:

Số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được là 350 sản phẩm

Tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là 350 + 320 + 278 + 312 = 1 260 sản phẩm.

Câu 2: Cho biểu đồ biểu thị điểm kiểm tra Toán học kì I của học sinh lớp 8D

 như sau. Hỏi ổng số học sinh của lớp 8D là bao nhiêu?


Giải:

Hàng dọc bên mép trái biểu hiện số học sinh; hàng ngang bên dưới biểu hiện số điểm.

Quan sát biểu đồ ta thấy 3 điểm ứng với 2 học sinh; 4 điểm ứng với 8 học sinh; 5 điểm ứng với 10 học sinh; 6 điểm ứng với 12 học sinh; 7 điểm ứng với 7 học sinh; 8 điểm ứng với 6 học sinh; 9 điểm ứng với 4 học sinh; 10 điểm ứng với 1 học sinh.

Vậy tổng số học sinh của lớp 8D là:

2 + 8 + 10 + 12 + 7 + 6 + 4 + 1 = 50 học sinh


Câu 3: Cho biểu đồ cột kép về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000-2016

Cho biết tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2000-2016 là bao nhiêu?

Giải:

Sản lượng khai thác được biểu thị bởi cột màu xanh

Năm 2000 sản lượng khai thác được là 1 660 (nghìn tấn)

Năm 2005 sản lượng khai thác được là 1 987 (nghìn tấn)

Năm 2010 sản lượng khai thác được là 2 414 (nghìn tấn)

Năm 2016 sản lượng khai thác được là 3 226 (nghìn tấn)

Vậy tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2000-2016 là:

1 660 + 1 987 + 2 414 + 3 226 = 9 287 (nghìn tấn)

=> Giáo án Toán 4 kết nối bài 72: Ôn tập một số yếu tố thống kê và xác suất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay