Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Ôn tập_Chủ đề 5_Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

File Đáp án Công nghệ 10 cánh diều Ôn tập_Chủ đề 5_Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

ÔN TẬP: CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG, TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

 

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Câu hỏi: Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

(1) sinh trưởng, phát triển kém

(2) giảm chất lượng

(3) giảm thẩm mĩ nông sản

(4) không có thu hoạch

(5) Đẩm bảo năng suất, chất lượng nông sản.

(6) Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.

(7) Ổn định, tăng giá thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp

(8) Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

(9) Là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.

(10) Sâu non

(11) Nhộng

(12) Trưởng thành

(13) Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

(14) Ruồi đục quả

(15) Sâu đục thân ngô

(16) Bọ hà hại khoai lang

(17) Là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.

(18) Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi

(19) Bệnh xoăn vàng lá cà chua

(20) Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

(21) Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu

(22) Biến dạng cây; héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận; thối hỏng hoặc khô cứng

(23) U, bướu, đâm sưng, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận của cây

(24) Bảo tồn thiên địch

(25) Thường xuyên thăm đồng ruộng

(26) Nông dân trở thành chuyên gia

(27) Cơ giới, vật lí

(28) Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

(29) Sinh học

(30) Hóa học

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với cây trồng như thế nào?

Trả lời:

Sâu, bệnh hại gây ra tác hại đối với cây trồng:

  • Làm cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
  • Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
  • Làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.
  • Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

Câu 2: Sâu hại cây trồng là:

  1. Động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng
  2. Loại côn trùng có cấu tạo cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
  3. Động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp côn trùng
  4. Động vật có xương sống chuyên gây hại cây trồng.

Trả lời:

Đáp án A. Động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng

Câu 3: Hãy phân biệt một số loại sâu hại cây trồng theo mẫu Bảng 1 dưới đây:

Trả lời:

TT

Tên

Đặc điểm

Trứng

Sâu non

Nhộng

Trưởng thành

1

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

  • Hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt.
  • Được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gần chính ở cả hai mặt lá.
  • Giai đoạn trứng từ 3 - 5 ngày.
  • Sâu non mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng.
  • Thời gian phát triển pha sâu non 15 – 28 ngày.
  • Sâu non nhả tơ cuốn lá lại tạo thành bao để sống, ăn mô làm cho lá bị bạc trắng, cây giảm khả năng quang hợp, hạt bị lép nhiều.
  • Màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hoá vào ban đêm.
  • Cánh màu vàng rơm, bia cánh có 1 đường viễn màu nâu đậm, giữa cánh cỏ 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn,
  • Thời gian sống từ 5 – 10 ngày.
  • Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm, có xu tính dương với ánh sáng đèn.

2

Sâu tơ hại rau họ cải

  • Hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, thường được đẻ rải rác ở mặt dưới của lá và nở trong vòng 3 – 4 ngày.
  • Màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng.
  • Giai đoạn sâu non khoảng 11 - 20 ngày.
  • Sâu non ăn toàn bộ biểu bị làm lá thủng lỗ chỗ, thậm chỉ trợ gân lá.
  • Khi có động, sâu thường nhà tơ buông mình xuống đất. Sâu non hóa nhộng ngay trên lá.
  • Màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ.
  • Giai đoạn những là 5 – 10 ngày.
  • Màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (con đực) và dải màu vàng (con cải) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, khi đậu cánh áp sát thân, sau khi vũ hoá 2 – 3 ngày thì đẻ trứng.
  • Con trưởng thành giao phối vả đẻ trứng vào chiều tối.

3

Ruồi đục quả

  • Màu vàng nhạt, thon 2 đầu, thường được đẻ bên trong quả.
  • Trứng nở sau 2 – 3 ngày.
  • Màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen.
  • Sâu non ăn phần mềm của thịt quả gây thối và rụng.
  • Sâu non đẫy sức chui ra ngoài vỏ quả, rơi xuống đất hoả nhộng.
  • Giai đoạn sâu non kéo dài 7 – 12 ngày.
  • Nằm trong kén màu vàng cam, sắp vũ hoả chuyển màu nâu nhạt.
  • Giai đoạn nhộng kéo dài 10 – 14 ngày
  • Ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng. Trên lưng có nhiều vết chấm vả vết dải màu vàng.
  • Bụng to tròn, bụng con cái dài hơn bụng con đực có mảng để trứng.
  • Đầu có đôi mắt kép rất to màu nâu bóng.

Câu 4: Ý nào dưới đây là không đúng khi nói về bệnh hại cây trồng?

  1. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.
  2. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của sinh vật gây ra.
  3. Bệnh hại cây trồng là bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
  4. Bệnh hại cây trồng là bệnh không lây truyền cho đời sau.

Trả lời:

Đáp án D. Bệnh hại cây trồng là bệnh không lây truyền cho đời sau.

Câu 5: Trình bày đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp.

Trả lời:

Đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp:

  • Vết đốm (đóm sọc, đốm tròn,...)
  • Biến màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,..)
  • Biến dạng cây (lùn, thấp, cao vổng lên, xoăn lá,..)
  • Héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận;
  • Thối hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,..
  • U, bướu, đám sưng, chảy mủ, lở loét, trên các bộ phận cây,...

Câu 6: Trình bày các nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng

Trả lời:

Do sinh vật gây hại

  • Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng, bao gồm: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
  • Đặc điểm: bệnh có khả năng lây lan. Nguồn bệnh có thể tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng; có thể truyền bệnh qua vật trung gian.

Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi

  • Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngập úng, khô hạn, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chất độc, khí độc,.. gây ra bệnh sinh lí cho cây trồng
  • Đặc điểm: bệnh không có tính lây lan; không có nguồn bệnh tích lũy trên đồng ruộng; là điều kiện thuận lợi cho các bệnh do sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại.

Câu 7: Điều kiện nào thì sâu bệnh phát triển thành dịch?

Trả lời:

Điều kiện sâu bệnh phát triển thành dịch:

  • Có vi sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định.
  • Có cây kí chủ đang ở giai đoạn mẫn cảm bệnh.
  • Có điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,..) phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển:
  • Điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc không hợp lí cũng có thể góp phần giúp sâu bệnh phát triển như đất giàu mùn, giàu đạm. Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây trồng.

Câu 8: Phương án nào không phải là nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Trồng cây khỏe
  2. Bảo tồn thiên địch
  3. Bón nhiều phân hóa học để nâng cao sức chịu sâu, bệnh hại cho cây trồng.
  4. Thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia.

Trả lời:

Đáp án C. Bón nhiều phân hóa học để nâng cao sức chịu sâu, bệnh hại cho cây trồng.

Câu 9: So sánh ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Trả lời:

Các biện pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Biện pháp canh tác

Dễ áp dụng, hiệu quả lâu  dài, không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng

Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.

Biện pháp cơ giới, vật lý

Đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm mô trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

Khó áp dụng với diện tích lớn vì tốn công, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.

Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh

Giảm chi phí phòng, trừ sâu, bệnh; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.

Số lượng giống chống chịu sâu; bệnh còn hạn chế; nhiều giống kháng không triệt để nên vẫn có thể bị nhiễm sâu, bệnh hại

Biện pháp sinh học

Đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng

Hiệu quả chậm, không có tác dụng dập dịch

Biện pháp hóa học

Tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh

Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường; tiêu diệt các sinh vật có lợi khác.

Câu 10: Khi sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật cần chú ý vấn đề gì?

Trả lời:

Khi sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật cần chú ý vấn đề:

  • Sử dụng đúng loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học. 
  • Sử dụng đúng lúc thuốc bảo vệ thực vật sinh học. 
  • Sử dụng thuốc sâu đúng cách, đúng liều
  • Điều kiện tốt nhất để sử dụng thuốc sâu sinh học. (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay