Đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản (P2)
File đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản (P2).Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN (P2)III. CÁC VÙNG KINH TẾ
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là các vùng kinh tế trọng điểm của Nhật Bản.
- Đều phát triển các ngành công nghiệp, có các trung tâm công nghiệp lớn
* Khác nhau:
- Hôn-xu
- Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
- Kiu-xiu
- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
- Xi-cô-cư
- Khai thác quặng đồng.
- Nông nghiệp đóng vai trò chính.
- Hô-cai-đô
- Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
- Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
- Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
Bài tập 1: Hoàn thành bảng nội dung về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản vào vở ghi theo mẫu.
Trả lời:
Ngành | Tình hình phát triển | Trung tâm |
Công nghiệp chế tạo | Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020) | Tô-ky-ô, na-gôi-a, Ô-xa-ca |
Công nghiệp luyện kim | Tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại; xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới. | Tô-ky-ô, I-cô-ha-ma, Na-gôi-a |
Công nghiệp điện tử - tin học | Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô bốt | Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, phu-cu-ô-ca |
Công nghiệp hóa chất | Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản. Các sản phẩm của công nghiệp hóa chất như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,... | Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi |
Công nghiệp thực phẩm | Đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn | I-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran |
Bài tập 2: Dựa vào bảng 23.1, vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020. Rút ra nhận xét
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:
- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.
+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).
+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.
+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.
+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.
+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.
Vận dụng
Bài tập 3: Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam
Trả lời:
Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp nhất từ trước đến nay, tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế, hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đó là nhận định chung được lãnh đạo hai nước đưa ra khi đánh giá về mối quan hệ đã có bề dày gần 45 năm phát triển.Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng.
Tháng 4/2002, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến Việt Nam, hai nước đã thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài.
Đến tháng 4/2009, Việt Nam và Nhật Bản nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đến tháng 3/2014, nâng cấp lên mức “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Về lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng phát triển, Nhật Bản xác định quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam là trọng tâm trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước.
Đến nay, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ 3 về du lịch của Việt Nam. Theo số liệu chính thức, tính đến hết 2016, Nhật Bản có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2016 đã đạt gần 30 tỷ USD, và phấn đấu tăng gấp đôi đến năm 2020. Bên cạnh đó, Nhật Bản, là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản